Tìm hiểu về vật liệu Urethane

5/5 - (1 bình chọn)

Vật liệu Urethane là gì?

Vật liệu Urethane là một hợp chất tinh thể có công thức hóa học là C3H7NO2 và được hình thành nhờ phản ứng giữa hỗn hợp polypo với isocyanate sản phẩm tạo ra là polyme có chuỗi cacbamat hữu cơ. Urethane còn được xem là một este của axit cacbonic nghĩa là được đun nóng với rượu và chất xúc tác axit.

Vật liệu Urethane là một dạng bột màu trắng nhìn bên ngoài sẽ thấy không màu và không có mùi. Loại vật liệu này có thể được sử dụng ở dạng rắn hoặc lỏng nhưng phổ biến là dạng lỏng với ứng dụng làm chất phủ, chất kết dính hoặc bịt kín. Một số ứng dụng phổ biến của urethane là trong sản xuất thuốc trừ sâu, chế biến thực phẩm lên men, đồ uống có cồn…

Vật liệu Urethane là gì

>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về vật liệu MOFs

Thành phần cấu tạo của vật liệu Urethane

Về thành phần cấu tạo, về cơ bản vật liệu Urethane sẽ được cấu tạo từ 3 loại hợp chất đó là ethyl carbamate, carbamate hoặc polyurethane. Mỗi thành phần đều có chứa 3 loại khí Nito, Hydro và Oxy. Cụ thể như sau:

  • Ethyl cacbamate: Là một hợp chất hữu cơ có dạng tinh thể màu trắng hoặc bột màu trắng. Đặc điểm linh hoạt, dễ uốn, thường tồn tại ở dạng lỏng, dễ tan trong nước nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất các loại thuốc trừ sâu.
  • Carbamate: Là một chất cũng được ứng dụng phổ biến trong sản xuất thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, xét về khía cạnh an toàn sẽ không độc hại như ethyl carbamate và còn có khả năng dễ phân hủy hơn. Một số loại thuốc trừ sâu có thành phần Carbamate có thể kế đến là Sevin, aldicarb và carbaryl…
  • Poly – urethane: hay còn gọi là nhựa PU. Đây là một loại nhựa hữu cơ cứng, độ đàn hồi tốt, bền hơn cao su tự nhiên, được ứng dụng hầu hết trong các ngành sản xuất công nghiệp. PU được tạo thành từ chuối các chất hữu cơ khác liên kết với nhau bằng liên kết urethane. Urethane không phải thành phần chính tạo nên PU.

Poly - urethane hay còn gọi là nhựa PU

>>Tìm hiểu về: Vật liệu polymer

Đặc tính của vật liệu Urethane

  • Có dạng tinh thể hoặc dạng hạt màu trắng, không mùi, không vị.
  • Nhiệt độ dôi bắt đầu từ 306 – 360 độ F ở 760mmHg.
  • Nhiệt độ nóng chảy bắt đầu từ 118 – 122 độ F.
  • Nhiệt độ cháy bắt đầu từ khoảng 198 độ F.
  • Khả năng chống nóng, cách âm, ngăn sóng âm cực tốt.
  • Khả năng chống thấm nhờ nguyên liệu Polyme khi xảy ra phản ứng hóa học hình thành xốp ô kín, không tan trong nước.
  • Trọng lượng siêu nhẹ.

Ưu, nhược điểm của vật liệu Urethane

Ưu điểm:

  • Linh hoạt, dễ uốn có khả năng chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.
  • Bề mặt sạch không bám bụi do đặc tính không bị bám dầu mỡ và các loại dung môi khác.
  • Chống chịu được điều kiện áp lực lớn, trọng tải nặng nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất vật dụng giảm sốc.
  • Độ bền cao, làm việc tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: ô nhiễm không khí, ozone, ánh sáng mặt trời…
  • Có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt nên được ứng dụng trong sản xuất dây cáp, dây điện.
  • Trong lượng nhẹ hơn so với cao su tự nhiên, tiện lợi cho quá trình vận chuyển, sử dụng.

Nhược điểm:

  • Có tính độc nên khi sử dụng urethane trong sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng cùng các chế phẩm khác cần lưu ý tránh gây ngộ độc cho con người.
  • Là một loại nhựa nhân tạo nên khó phân hủy, gây hậu quả ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe con người.

Ứng dụng của vật liệu Urethane

Như đã giới thiệu ở trên, vật liệu Urethane đã và đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và tồn tại ở dạng rắn hoặc lỏng. Cụ thể:

  • Trong công nghiệp điện và điện tử được ứng dụng trong bảng mạch in với nhiệm vụ chống nước, giữ cho các bộ phận bên trong không bị nước làm hỏng.
  • Trong xây dựng với ứng dụng làm vật liệu cách điện, tấm ván ghép, chất kết dính…
  • Trong sản xuất quần áo giả da, giày thể thao với ưu điểm thoáng khí, nhẹ, an toàn vì không chứa dung môi, dễ bảo quản.
  • Trong công nghiệp ô tô với ứng dụng sản xuất một số bộ phận trên xe như xốp cách nhiệt, tấm cản, keo dán…
  • Trong sản xuất đồ gia dụng nhựa tủ lạnh, máy rửa bát hoặc các loại giá đỡ tủ cũng được phủ một lớp Urethane.
  • Trong ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô với đặc tính chịu lực, đàn hồi tốt, có thể dùng để sản xuất bộ phận giảm sốc, cách nhiệt.
  • Trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì đóng gói với giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Trong ngành sản xuất gỗ được ứng dụng vào thành phần các loại keo dán gỗ mục đích chống nhiệt, chống nước, chống bám bụi…
  • Trong ngành sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử với ứng dụng làm tấm cách điện, giảm sốc, cách nhiệt…

Ứng dụng của vật liệu Urethane

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi vật liệu Urethane là gì? Về cơ bản, vật liệu Urethane chính là một loại cao su nhân tạo đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như sản xuất lốp xe, đệm mút, giá đỡ tủ lạnh…

Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều, van cầu…; các thiết bị đo lường như đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ,…; các thiết bị phụ kiện đường ống: tê, cút, kép, khớp nối mềm chống rung, mặt bích, bộ điều khiển khí nén KosaPlus… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để nhận hỗ trợ tư vấn.

dinhbang
Tôi có kinh nghiệm về thiết bị công nghiệp,hệ thống hơn 10 năm và tôi muốn chia sẻ các kiến thức, kĩ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu hơn dành cho bạn đọc.