So sánh inox 201, 304, 316, 403

5/5 - (1 bình chọn)

Như chúng ta đã biết, các loại inox 201, inox 304, inox 316, inox 403 đều là những vật liệu đang được sử dụng khá phổ biến và thông dụng trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những điểm giống nhau thì mỗi loại sẽ được cấu tạo gồm các thành phần, đặc tính, ứng dụng khác nhau. Cụ thể chi tiết chúng tôi đã tổng hợp qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo!

Vật liệu inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crom và gồm 1 số thành phần khác như Niken, Nito… Inox có đặc tính chống ăn mòn, chịu nhiệt tốt, độ bền dẻo cao, chống nhiễm từ, chống bám dính cực tốt. Ngoài ra còn có tính đúc, tính hàn và cắt gọt tuyệt vời. Đây cũng chính là những lý do giải thích tại sao inox lại là chất liệu được ưa chuộng phổ biến, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật khắt khe của môi trường.

Một số ứng dụng thường gặp của inox: trong đời sống hàng ngày với các dụng cụ như dao, giá, cốc, nồi…, trong lĩnh vực y tế với các thiết bị khay đựng, ống tiêm. Hoặc trong các khu công nghiệp, nhà máy, sản xuất với các loại van công nghiệp như van bi, van cổng, van bướm hay các phụ kiện lắp đặt đường ống như cút, tê, mặt bích…

tim-hieu-inox-la-gi

Điểm giống nhau của các loại inox 201, 304, 316, 403

Đa số các loại inox 201, 304, 316, 403 đều sở hữu những đặc tính riêng, nổi bật của inox và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể;

  • Khả năng chịu nhiệt độ cao cực tốt.
  • Độ bền cao, không bị biến dạng khi bị va đập hoặc chịu các tác dụng của lực lớn từ bên ngoài.
  • Độ dẻo dai cao, có thể thay đổi hình dang, kích thước ở nhiệt độ bình thường mà không cần tăng nhiệt độ.
  • Phản ứng kém với từ nên có khả năng chống nhiễm từ tốt.
  • Chống ăn mòn, han gỉ với loại inox có hàm lượng Crom càng cao thì khả năng chống ăn mòn càng mạnh.
  • Tính đúc tốt, tính hàn cao có thể tạo thành liên kết giwuax các phân tử khi nung nóng chỗ hãn đến trạng thái chảy.
  • Có khả năng gia công, cắt gọt tuyệt vời, có độ bóng bề mặt sau khi cắt gọt.
  • Khả năng chống bám dính, dễ dàng vệ sinh, làm sạch.
  • Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, thực phẩm, dược phẩm…
Điểm giống nhau của các loại inox

Điểm giống nhau của các loại inox

Điểm khác nhau giữa các loại inox

Như đã giới thiệu từ đầu, mỗi loại inox đều sẽ được cấu tạo gồm các thành phần khác nhau và phục vụ, đáp ứng những điều kiện môi trường khác nhau. Cụ thể dưới đây:

Khác nhauInox 201Inox 304Inox 316Inox 403
Thành phần4,5% Niken và 7,1% Mangan8,1% Niken và 1% Mangan10-14% Niken, 2% Mangankhông có Niken, có 1% Mangan
Khối lượngThấpCaoCaoThấp
Nhiệt độTrong khoảng 1149°C đến 1232 °CTối đa 925°CTrong khoảng 870°C đến 925 °CTrong khoảng 815°C đến 870 °C
Chống nhiễm từNhiễm từ nhẹKhông nhiễm từKhông nhiễm từ hoặc nhiễm từ tỷ lệ ítNhiễm từ cao
Giá thànhVừa phảiCaoCaoThấp
Chống ăn mònTrong môi trường ăn mòn vừa và nhẹTrong mọi điều kiện khắc nghiệtTrong mọi điều kiện môi trường, cao hơn inox 304Trong acid hữu cơ và axit nitric, môi trường ăn mòn nhẹ.
Độ cứng, độ bềnCao nhấtCao nhưng kém hơn inox 201Coa nhưng kém hơn inox 304Thấp nhất trong 4 loại
Quan sát bên ngoàiCó độ sáng bóng nhưng không bằng inox 304Có độ sáng bóng nhưng hơi đục.Có độ sáng bóng nhưng hơi đục.Sáng bóng lúc đầu, sau một thời gian đổi màu nhanh chóng.
Ứng dụngThiết bị gia dụng , trong lĩnh vực quảng cáo, trang trí nội thất…Phổ biến hết trong mọi lĩnh vực, điều kiện môi trường khác nhau.Trong các lĩnh vực kiến trúc, giao thông vận tải và công nghiệp.Những sản phẩm ít đòi hỏi khả năng chống ăn mòn cao, với môi trường ít tiếp xúc với nước, các dung dịch

Một số cách phân biệt các loại inox trên thị trường

Phân biệt các loại inox bằng thuốc thử

Phân biệt các loại inox bằng thuốc thử

Hiện nay, đa số các sản phẩm được chế tạo bằng chất liệu inox 201, 304, 316 hay inox 403 đều có tem mác ghi rõ ràng. Tuy nhiên, để phân biệt một cách chính xác các loại inox này, quý vị có thể sử dụng một số cách phân biệt chúng tôi đã thử nghiệm và đạt độ chính xác khá cao dưới đây:#

  • Đầu tiên, có thể dùng nam châm để kiểm tra các loại inox thông qua khả năng chống nhiễm từ, Nếu loại inox nào không hút nam châm đó chính là inox 316 hoặc inox 304, trường hợp hút nam châm rất nhẹ thì chính là inox 201. Còn nếu  hút nam châm cực mạnh thì đích thị là inox 430.
  • Sử dụng hóa chất bằng cách test với môi trường có hóa chất sau đó đem đi kiểm định thành phần để xác định được chính xác loại inox có trong dụng cụ.
  • Dùng axit hoặc  thuốc thử chuyên dụng, nếu loại inox không có phản ứng là 304, có phản ứng sủi bọt là 201. Hoặc đối với thuốc thử chuyên dụng inox 201 sẽ chuyển sang màu đỏ gạch còn inox 304 sẽ là màu xám.
  • Chọn những đơn vị bán hàng uy tín để mua các loại inox. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này nên sẽ giúp bạn phân biệt các loại inox phổ biến trên thị trường dễ dàng để mua sản phẩm inox đúng hàng, đúng giá.

Tổng kết về bài so sánh inox

Vừa rồi là những thông tin tổng hợp của chúng tôi về điểm giống và khác nhau của các loại inox 201, 304, 316, 403 trên thị trường hiện nay cùng cách phân biệt các loại inox chính xác. Đúng vậy, trong lĩnh vực van – vật tư đường ống cũng vậy. Các loại van bi inox điều khiển điện, van bướm inox điều khiển điện, van cổng inox… chính hãng đa phần được chế tạo từ inox 304. Nhưng một số sản phẩm kém chất lượng bằng inox 201(đa phần là hàng Trung Quốc) vẫn luôn được ký hiệu tiêu chuẩn 304(hàng nhái). Quý Vị và các Bạn cần phải nắm rõ để có thể làm bài test nhận biết sản phẩm cho phù hợp. Hy vọng sẽ giúp quý vị tìm kiếm được dòng sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng.

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.

Bài viết liên quan