Cao su EPDM là gì? Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của EPDM

5/5 - (20 bình chọn)

Vật liệu cao su EPDM có hai màu sắc chủ đạo là trắng và đen. Với đặc tính đàn hồi tốt, độ uốn dẻo và độ bền cao nên EPDM được ứng dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp như đệm làm kín, gasket cao su,…Cùng chúng tôi tìm hiểu cao su EPDM là gì? tính chất và ứng dụng của EPDM trong sản xuất hiện nay trong bài viết dưới đây!

Cao su EPDM là gì?

Cao su EPDM hay EPDM là viết tắt của từ Ethylene Propylene Diene Monomer. Đây là một loại cao su tổng hợp từ các hợp chất Ethylene với monome propylene (Copolyme Ethylene propylene) và đôi khi là một nhóm monome thứ 3 (Ethylene Prolylene terpolymers).

cao su epdm là gì

Cao su EPDm là gì?

Đặc tính của EPDM là độ bền cao, tính đàn hồi tốt, không bị biến dạng khi được kéo căng. Tính kháng tốt trong các môi trường dung dịch axit, kiềm, ánh sáng mặt trời và có thể làm việc ở nhiệt độ cao. Vì vậy, vật liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng hiện nay.

Thông số chung của EPDM

  • Màu sắc: trắng, đen
  • Độ cứng (Shore A): 40-90
  • Cường lực kéo giãn: 8 – 11 Mpa
  • Nhiệt độ làm việc: -50 – 150 độ C (- 60°F tới 300°F)
  • Độ giãn dài khi kéo đứt: >=300%
  • Áp lực làm việc tối đa: 10 bar
  • Tỷ trọng: 0.90 to >2.00 g/cm3
  • Hệ số giãn nở nhiệt: 160 µm/m·K.

Cấu tạo của cao su EPDM

Cao su EPDM là một polymer được cấu tạo bằng cách đồng trùng hợp etylen propylen và có thêm các liên kết đôi không bão hòa. Các liên kết đôi này được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với monomer thứ ba (là một diene không liên hợp). Chỉ một liên kết đôi của diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và liên kết đôi còn lại không phản ứng, hoạt động như vị trí để kết mạng lưu huỳnh.

Cấu tạo cao su EPDM

Cấu tạo cao su EPDM

Sau đó, các liên kết đôi này được thêm vào nhánh bên của mạch chính để terpolymer duy trì tính kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được. Comonomer thứ ba thông dụng nhất là ethylidene norbornene vì sự kết hợp dễ dàng của nó và khả năng phản ứng cao với sự lưu hóa bằng lưu huỳnh.

Phân loại cao su EPDM

Cao su EPDM được chia làm 2 loại dựa vào màu sắc: trắng và đen. Mỗi loại EPDM sẽ có thông số làm việc và đặc tính khác nhau. Cụ thể:

  • EPDM màu trắng

EPDM màu trắng có khả năng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ hoạt động từ -25oC đến 140oC. Ngoài ra, còn có khả năng kháng hóa chất, chống va đập, chống chịu được sự tấn công của Oxy, UV, Ozone. Ưu điểm nổi bật nhất của loại EPDM này là đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Do đó được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực này.

phân loại cao su EPDM

Cao su EPDM trắng và đen

  • EPDM màu đen

EPDM màu đen cũng có khả năng kháng tốt với ánh sáng mặt trời bởi mức nhiệt độ hoạt động từ -40oC đến 130oC. Cùng đặc tính chống chịu tốt trong môi trường axit loãng, dầu động vật, thực vật, kháng Ozone. Ứng dụng nhiều trong việc làm kín các thiết bị, sản phẩm công nghiệp như gioăng làm kín các loại van công nghiệp, gioăng làm kín mặt bích, đệm làm kín oring, gasket cao su lồng khe cửa.

Tính chất của cao su EPDM

Tính vật lý

  • Cao su EPDM có tính chất vật lý nổi bật là tính kháng xé, va đập và mài mòn nên có độ uốn dẻo cao, chống va đập mạnh.
  • Là vật liệu có tính bám dính kém và khó tạo hình khi cần gia công các sản phẩm.
  • Khó bám dính với các vật liệu kim loại, vải, nilong và các vật liệu khác.
  • EPDM có tính cách điện tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành điện dân dụng.
  • Nhiệt độ làm việc trong khoảng từ -50°C tới 150°C tùy thuộc vào hệ thống lưu hóa.
tính chất của cao su EPDM

Tính chất của cao su EPDM

Tính hóa học

  • EPDM có thể hoạt động tốt trong các môi trường hóa chất như: aceton, rượu, glycol.
  • Tính kháng tốt với các loại dung môi, axit loãng, kiềm loãng, hơi nước.
  • Chống chịu được tác động của tia ozon, ánh sáng mặt trời.
  • Có khả năng kháng HCl 20% ở nhiệt độ 38oC, HCl 10% ở 93oC, H2S04 70% ở nhiệt độ 66oC.
  • EPDM lưu hóa bằng lưu huỳnh có nhiệt độ làm việc tối đa là 120oC.
  • Cao su EPDM lưu hóa bằng Peroxide có nhiệt độ làm việc tối đa là 150oC

Tính đa dụng của cao su EPDM

Hiện nay, với những đặc tính ưu việt cao su EPDM được ứng dụng rộng rãi trong khá nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

  • Có thể thay thế cho cao su Silicone và được sử dụng tiếp xúc nhiều với điều kiện ngoài trời, độ ẩm cao hoặc để cách điện.
  • Được dùng để sản xuất gioăng làm kín cho các loại van công nghiệp, thiết bị đường ống, mối kết nối giữa các mặt bích tại các vị trí kết nối với đường ống. Mục đích giúp làm kín, tránh tình trạng rò rỉ, giảm tiếng ồn, giảm ma sát.
  • Được sử dụng trong sản xuất các bộ phận, phụ tùng xe cộ như dây nịt, dây cáp, hệ thống phanh, chất làm kín, gioăng cửa…
  • Dùng làm chất cách điện trong hệ thống điện tại các khu công nghiệp, nhà máy, sản xuất…
Van bướm tay quay có gioăng làm kín bằng cao su EPDM

Van bướm tay quay có gioăng làm kín bằng cao su EPDM

Lưu ý: Tuyệt đối không nên dùng cao su EPDM trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với xăng, dầu, mỡ và các hydrocacbon.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản về cao su EPDM cùng cấu tạo, đặc tính, phân loại và một số ứng dụng phổ biến trong công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng… Nhìn chung, cao su EPDM sở hữu nhiều đặc tính tuyệt vời: chống nhiệt, chống ăn mòn, đàn hồi linh hoạt, chống thấm nước… đảm bảo đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

Xem thêm: Vật liệu nhựa Teflon chống mài mòn vật lý – ăn mòn hóa học, chịu nhiệt tốt hơn EPDM

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.