Thép CT3 là gì? Thành phần hóa học và ứng dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Thép CT3 là một trong những loại thép được ứng dụng khá nhiều trong các ngành xây dựng, cơ khí chế tạo và nhiều ngành nghề khác. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của từng công trình. Vậy cụ thể Thép CT3 là gì? Chúng có thành phần hóa học ra sao? Tính chất cơ lý và cường độ của mác thép tấm ct3 là gì? Ưu điểm và ứng dụng nổi bật cụ thể như thế nào? Cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thép CT3 là gì?

Thép CT3 là loại thép được kết hợp từ sắt với cacbon có hàm lượng thấp từ 0,14 – 0,22%. Trong đó, CT là ký hiệu cacbon thấp được sản xuất theo tiêu chuẩn của Nga ГOCT 380 – 89. Đối với dòng thép theo tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam thì thường sẽ là CCT34, CCT38 (Trong đó, chữ C được thêm ở trước thép CT3 và số ở sau thể hiện độ bền giới hạn của thép).

Thép CT3 là gì?

Thép CT3 là gì?

Thép tấm CT3 được biết đến là hợp kim có độ bền cao, độ cứng, độ kéo tốt và khả năng chịu nhiệt độ, áp suất lớn. Do đó, chúng được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống chế tạo, sản xuất hàn, đúc khuôn các linh kiện, máy móc hay gia công thiết bị, chi tiết máy, sản xuất các thiết bị nguyên khối trong dân sinh, công nghiệp và xây dựng.

Ngoài việc sử dụng thép CT3, mọi người có thể dùng loại thép tương tự của Trung Quốc như thép Q235, Q345 với thông số tương tự với mác thép CT3.

⇒ Ngoài các dòng thép kể trên, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Thép C45 là gì tại đây!

Thông số chung của thép CT3

Thành phần hóa học thép CT3

Thép CT3 là loại thép cacbon dễ nấu luyện, dễ kiếm và có giá tương đối rẻ nhờ việc cấu tạo từ các thành phần như:

  • Cacbon: 0.14 – 0.22%
  • Mangan: 0.4% – 0.6%
  • Silic: 0.12 – 0.3%
  • Lưu huỳnh: ≤ 0.05%
  • Phốt pho: ≤ 0.04%

Hàm lượng của các nguyên tố hóa học này sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của thép CT3. Và hàm lượng cacbon càng cao thì độ dẻo của thép càng thấp, độ giòn cao với độ chịu lực tăng. Cụ thể là:

  • Thép cacbon thấp: C ≤ 0.25%
  • Thép cacbon trung bình: C = 0.25 – 0.6%
  • Thép cacbon cao: C = 0,6 – 2%

Tính chất cơ lý của thép ct3

Các mác thép CT3 được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực không chỉ bởi nó có giá rẻ, giúp nhà thầu tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng, mà còn do có tính dẻo cao, dễ định hình. 

Độ dẻo của thép sẽ phụ thuộc vào hàm lượng C (Carbon) có trong thành phần thép. Nếu hàm lượng C càng cao thì độ cứng, độ bền càng tăng, tính hàn giảm. Ngược lại với đó thành phần C càng thấp (nhưng vẫn phải bảo đảm các tỷ lệ chất có trong thép) có độ dẻo càng cao.

Thép CT3 là gì?

Thép tấm CT3 có giá thành rẻ, giúp tối ưu chi phí cho người dùng

Với hàm lượng C trong thép đạt 0.25% thì thép CT3 có độ dẻo và có tính định hình tốt. Và thông qua điều này cũng thấy nhược điểm của thép tấm ct3 có độ cứng, độ bền thấp hơn so với các loại mác thép khác. 

Khối lượng riêng của thép CT3 là 7.85 g/cm3.

Cường độ thép ct3

Về tính chất cơ học của mác thép tấm CT3 này có thể hoạt động tốt trong môi trường với mức nhiệt 200 độ C. Cụ thể, ta có cường độ thép CT3 như sau:

Độ bền chảy phụ thuộc vào độ bền của thép (Mpa)

  • Độ dày <20mm: 245
  • Độ dày từ 20mm – 40mm: 235
  • Độ dày từ 40mm – 100mm: 226
  • Độ dày >100mm: 216

Độ dãn dài tương đối phụ thuộc vào % độ dày của thép (Denta5)

  • Độ dày thép <20mm: 26
  • Độ dày 20 – 40mm: 25
  • Độ dày >40mm: 23
  • Độ bền kéo Mpa: 373 – 418

Thử uốn nguội 180 độ chia theo độ dày của thép (d – đường kính gối uốn, a – độ dày)

  • ≤20 d = 0,5a
  • 20 d = a

⇒ Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về gang là gì tại đây!

Ưu điểm nổi bật của thép CT3

Mác thép CT3 không chỉ nổi bật với sức mạnh bền bỉ mà còn mang đến những ưu điểm đặc biệt, tạo ra những lợi ích đáng kể cho người sử dụng. Điều đầu tiên nổi bật là giá thành cạnh tranh. So với các loại thép cacbon khác, CT3 có mức giá hấp dẫn, giúp giảm chi phí đáng kể cho các dự án xây dựng và chế tạo.

Thép CT3 là gì?

Thép CT3 có khả năng chịu biến dạng tốt

Tiếp theo, CT3 ấn tượng với tính dễ định hình và độ dẻo cao. Hàm lượng cacbon thấp và cân bằng thành phần hợp kim giúp CT3 dễ uốn nắn, linh hoạt trong quá trình gia công, đặc biệt là cho những chi tiết có hình dạng đặc biệt.

Khả năng chịu biến dạng tốt của CT3 là điểm mạnh, ngay cả khi phải chịu lực tác động mạnh, giữ cho thép không dễ đứt gãy, đảm bảo an toàn cho cả công trình và thiết bị.

Ứng dụng của thép CT3

Dựa vào thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý, cường độ của thép CT3 được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Nhất là được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo các chi tiết máy móc, tạo ốc vít, bulong, mặt bích, gia công các bản mã,..

Thép CT3 là gì?

Ứng dụng thép CT3 trong việc chế tạo mặt bích

Bên cạnh đó, khi cắt thép CT3 sẽ ít khi bị tạo xỉ hay nổ bép như các loại thép S45C, S50C. Vì thế, với các loại cắt CNC dùng nhiệt Plasma thường CT3 sẽ được ưu tiên đầu tiên.

Ngoài ra, thép tấm CT3 cũng được dùng nhiều trong việc xây dựng như: tạo kết cấu thép, xây dựng nhà xưởng hay cầu cảng,…

Đối với ngành cơ khí, chế tạo hay những ngành nghề công nghiệp khác, thép CT3 thường được dùng là bồn bể chứa, các chi tiết máy móc, kết cấu xây dựng, thùng hàng, vách ngăn, hộp kim loại,…

Kết luận

Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về khái niệm thép CT3 là gì? Đồng thời cũng nắm bắt chính xác các thông số kỹ thuật, tính chất cơ học, cường độ và thành phần cấu tạo nên thép. Cùng với đó cũng biết thêm tính ứng dụng thực tế của thép tấm CT3 là gì? Qua đó, tạo niềm tin và sự yêu thích từ các nhà đầu tư, nhà thầu với dòng mác thép này.

=>>Xem thêm:

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.