Vật liệu tái chế
Vật liệu tái chế là gì? Có những loại vật liệu tái chế nào có thể tái sử dụng?
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, chúng ta đã và đang khai thác rất triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và vấn đề rác thải – môi trường cũng ngày càng nhức nhối. Để giảm thiểu những nguy cơ mặt trái trên, chúng ta đã nghiên cứu và đưa vào cuộc sống rất nhiều vật liệu tái chế được tái sử dụng từ rác thải sinh hoạt – công nghiệp. Để hiểu rõ hơn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Vật liệu tái chế là gì?
Vật liệu tái chế là những loại vật liệu hoặc rác thải đã bị loại bỏ không sử dụng và được mang đi tái sử dụng trực tiếp hoặc thông qua các quá trình biến đổi thành các sản phẩm có ích cho con người. Đây là phương pháp hữu ích, góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguồn nước, hiệu ứng nhà kính và giúp tiết kiệm chi phí.
Hiện nay có 2 nhóm vật liệu tái chế chính đó là: bê tông, gốm sứ, đá, vữa,… và các loại rác thải xây dựng. Thứ 2 là gỗ, kim loại, thủy tinh, nhựa, thạch cao và các sản phẩm của ngành công nghiệp hiện đại. Mỗi loại vật liệu đều có những cách tái chế khác nhau. Ưu điểm thay thế vật liệu tự nhiên, giảm lượng rác thải thải ra môi trường và giảm sử dụng nguyên liệu thô.
Ví dụ đơn giản nhất giúp các bạn hiểu rõ: Những chai nhựa, lon nhựa chúng ta sử dụng hàng ngày để đựng nước uống, dầu ăn, nước mắm… Sau khi dùng hết có thể gom và tái chế thành các loại chai nhựa sạch để đựng các sản phẩm khác hoặc sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
Lợi ích của việc tái chế vật liệu
Việc sử dụng vật liệu tái chế đang là xu hướng được con người ưa chuộng vì khi tái chế chúng trở thành những sản phẩm hữu ích. Đồng thời còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống, cụ thể:
- Giúp giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, hạn chế lượng chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giảm nguy cơ gây ra hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức khỏe.
- Giảm bớt lượng tiêu thụ năng lượng trong sản xuất vì sử dụng vật liệu tái chế thay thế vật liệu mới.
- Giảm lượng khí metan sản sinh ra bên ngoài môi trường góp phần giảm tình trạng ô nhiễm.
- Hạn chế được tình trạng đốt, nung, chôn rác thải từ đó góp phần làm giảm lượng khí CO2 độc hại ra bên ngoài môi trường.
- Góp phần giảm thiểu rác thải tối đa, giảm áp lực cho môi trường, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội văn minh và quan trọng là bảo vệ môi trường sống ngày càng trong – xanh – sạch – đẹp.
- Giảm thiểu tối đa những biến đổi chất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện môi trường sống.
- Giảm lượng lớn tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và các vật liệu nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên như: vật liệu kim loại, vật liệu gỗ tự nhiên,…
Các loại vật liệu tái chế
Như đã giới thiệu ngay từ đầu, hiện nay có rất nhiều vật liệu tái chế được tái sử dụng. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
Vật liệu nhựa tái chế
Đầu tiên, không thể bỏ qua vật liệu tái chế nhựa – sản phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo nghiên cứu, vật liệu nhựa muốn phân hủy tự nhiên sẽ mất khoảng 500 – 1000 năm. Do vậy, vấn đề xử lý tái chế nhựa để giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường vô cùng quan trọng.
Theo đó, để giải quyết tình trạng này các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đã thu gom, phân loại và tái tạo vật liệu nhựa bằng các biện pháp công nghệ hiện đại cùng các thiết bị chuyên dụng. Cụ thể các sản phẩm từ vật liệu nhựa tái chế: túi nilon, hộp nhựa, chai nhựa….
Vật liệu tái chế gỗ
Gỗ cũng được biết đến là một trong những vật liệu tái chế có độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt, sang trọng. Tuy nhiên khi tái chế sẽ phức tạp hơn nhựa vì trọng lượng nặng, yêu cầu máy móc, thiết bị hiện đại hơn. Ứng dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng bằng gỗ: nhà cửa, cầu thang, sàn nhà, trần nhà…
Cụ thể, gỗ tái chế khi nghiền nát có thể tạo ra thành phẩm là giấy hoặc bìa cứng, gỗ ép công nghiệp. Các loại gỗ cứng hơn, tuổi thọ bền lâu hơn có thể tái sử dụng để làm trụ, cột nhà, làm khung công trình. Một số khác có thể biến đổi thành giường, tủ, kệ bếp…Hoặc với gỗ cũ hết tuổi thọ có thể được dùng làm chất đốt.
Vật liệu tái chế kim loại
Vật liệu tái chế kim loại được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều công trình, dự án xây dựng. Vì trên thực tế, loại vật liệu này có độ bền cao sau một quá trình sử dụng vẫn có thể chuyển đổi thành những vật liệu khác mà chất lượng không bị giảm. Ví dụ: trụ bê tông, tấm tôn, thép, inox, nhôm… đã qua sử dụng có thể tái chế để tiếp tục được ứng dụng trong đời sống – sản xuất.
Đặc biệt, với thép khi tái chế còn giúp giảm lượng điện tiêu thụ lên đến 80% giúp bảo vệ môi trường, giảm bớt nhiên liệu và góp phần tiết kiệm tài nguyên. Ngoài ra, còn có một số vật liệu tái chế kim loại khác như: ống kim loại, đinh đóng cột, trụ thép chịu lực, dây điện…
Đồ điện tử, xe ô tô – máy bay… cũ hỏng cũng là một nguồn vật liệu tái chế đang được nghiên cứu để có hiệu suất tận dụng cao hơn.
Các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi, tủ lạnh, động cơ xe… chứa các linh kiện, vi mạch… cũng là nguồn vật liệu tái chế được ưu tiên sử dụng. Vì bản chất của những loại vật liệu này cực khó phân hủy nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, sức khỏe con người.
Do vậy, việc tái chế sử dụng nếu vẫn còn dùng được chính là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý phải phân loại cẩn thận và mang đến đúng địa điểm tái chế có công nghệ, dây chuyền hiện đại để đảm bảo được tái chế một cách an toàn nhất.
Vật liệu giấy tái chế
Giấy cũng là một trong những vật liệu tái chế hữu ích với các sản phẩm được tái chế khá đơn giản. Ví dụ như các loại giấy viết, báo cũ… có thể biến đổi thành các sản phẩm hoa giấy, tranh treo tường hoặc giấy dán tường… Ngoài ra, có một số công ty đã nghiên cứu sản xuất thành công giấy vệ sinh từ nguồn nguyên liệu tái sử dụng là giấy cũ.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về vật liệu tái chế và các loại vật liệu tái chế. Nhìn chung, việc tái chế rác thải sinh hoạt – công nghiệp – công nghệ là giải pháp vô cùng quan trọng giúp bảo vệ môi trường sống, sức khỏe con người cũng như tiết kiệm chi phí, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Cho đến nay, chúng ta vẫn không ngừng nghiên cứu để có các biện pháp tái chế nhiều loại nguyên vật liệu hơn, giảm giá thành tái chế vật liệu để dễ dàng đưa vào thực tế hơn. Hy vọng thời gian tới, chúng ta có càng nhiều công nghệ tái chế hơn; có thể tái chế nhiều loại vật liệu hơn; có thể phổ cập công nghệ tái chế hiện đại, chi phí thấp cho tất cả các quốc gia trên thế giới.