Phần 04. Máy sấy khí nén là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Máy sấy khí nén là thiết bị gì?  Bạn đã tìm hiểu hệ thống khí nén có những thiết bị nào chưa? Bạn có biết máy sấy khí nén là một thiết bị quan trọng trong hệ thống sản suất khí nén? Tầm quan trọng của nó như thế nào? Khi nào thì cần sử dụng máy sấy khí nén? .v.v. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé!

Máy sấy khí nén là gì?

Câu hỏi “máy sấy khí nén là gì?” chắc hẳn không mấy người không rõ. Bởi ngay cái tên gọi của nó “máy sấy khí nén” đã miêu tả thiết bị là gì. Máy sấy khí nén là một thiết bị quan trọng được sử dụng trong hệ thống khí nén. Nó có vai trò loại bỏ nước và các tạp chất trong khí nén trước khi chuyển đến thiết bị thực thi truyền động hay bình lưu trữ.

Vậy vấn đề được đặt ra là: nước và tạp chất tồn tại trong khí nén là do đâu? Khí nén được tạo ra bởi máy nén khí khi nó hút không khí xung quanh và nén lại để tăng áp suất. Và trong không khí tự nhiên luôn tồn tại hơi nước(độ ẩm của không khí) và các tạp chất như bụi chẳng hạn. Nhiệm vụ của máy sấy khí nén là loại bỏ nước, tạp chất này ra khỏi khí nén, giúp khí nén trở nên tinh khiết hơn.

Xem thêm: Van điều khiển bằng khí nén là gì?

Tại sao phải dùng máy sấy khí nén?

Câu hỏi này tương đương với vấn đề ”tầm quan trọng của máy sấy khí nén trong hệ thống khí nén như thế nào?”. Như Chúng tôi đã đề cập: thiết bị này giúp loại bỏ nước, tạp chất ra khỏi khí nén. Và vấn đề được đặt ra là: Nếu không loại bỏ chúng thì sao? Hiển nhiên là sẽ xảy ra vấn đề, thậm chí là nghiêm trọng. Hậu quả của nó có thể kể đến như:

Sơ đồ hệ thống khí nén

Sơ đồ hệ thống khí nén

  • Nước và tạp chất tồn tại trong khí nén khiến khí nén không tinh khiết. Nhiệt độ và áp suất của khí nén có thể bị ảnh hưởng không đạt được tiêu chuẩn sử dụng. Mà năng lượng khí nén không đạt yêu cầu khiến sản phẩm sản xuất ra cũng bị ảnh hưởng xấu, có thể phải hủy.
  • Tạp chất trong khí nén còn có thể gây tác dụng nguy hại đến những thiết bị thực thi truyền động. Nước và tạp chất tích tụ có thể gây tắc, kẹt, hoen gỉ ống dẫn, thiết bị thực thi. Ví dụ: Bụi bẩn tích tụ gây nghẽn, kẹt cho pistong khí nén; nước tích tụ gây oxy hóa ống dẫn, bình chứa,…

Trên đây, Chúng tôi mới chỉ ra hai tác hại trên của nước, tạp chất trong khí nén thôi. Nhưng chúng đã ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của hệ thống sản xuất; và an toàn của cả hệ thống khí nén, hệ thống sản xuất. Vậy Bạn đã biết “tại sao phải dùng máy sấy khí nén” chưa?

Ứng dụng của máy sấy khí nén

Công dụng của máy nén khí là loại bỏ tạp chất trong khí nén; và tác hại của những tạp chất này là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, không phait hệ thống nào cũng trang bị máy sấy khí nén. Bởi bên cạnh máy sấy khí nén chúng ta có thể trang bị bộ lọc, bộ tách nước để giảm nhiều chi phí. Song, ở một số ngành yêu cầu độ tinh khiết cao của năng lượng khí nén thì máy sấy khí nén là không thể thiếu.

  • Ngành sản xuất dược phẩm: Yêu cầu độ tinh khiết của khí nén ứng dụng cho ngành này là cực cao. Tạp chất có thể gây ra những phản ứng xấu đến dược phẩm thành phẩm như: phản ứng hóa học không mong muốn; tồn tại tạp chất bên trong dược phẩm làm giảm tác dụng hoặc gây hại đến người dùng dược;…
  • Ngành sản xuất thực phẩm: Cũng như dược phẩm, sản phẩm của ngành thực phẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Bất kỳ tạp chất không mong muốn tồn tại trong thực phẩm cũng rất nguy hiểm. Vì vậy, máy sấy khí nén cũng được ứng dụng trong ngành sản xuất thực phẩm.
  • Ngành y tế ứng dụng trong việc vệ sinh, diệt khuẩn, sấy khô các thiết bị y tế.
  • Hóa chất: Rất nhiều hóa chất nhạy cảm rất dễ phản ứng gây biến chất. Vì vậy khi sử dụng khí nén trong ngành này yêu cầu loại bỏ tạp chất khỏi khí nén là rất cao.

Còn rất nhiều ngành sản xuất khác yêu cầu cao về chất lượng, độ tinh khiết của khí nén khác. Chúng tôi chưa kể ra hết được. Rất mong Quý Vị tham khảo bổ sung đóng góp để nội dung có chất lượng và có ích cho Bạn đọc hơn. Phân loại máy sấy khí nén

Phân loại máy sấy khí nén

Dựa theo cấu tạo và cơ chế hoạt động, chúng ta có thể phân loại máy sấy khí nén thành hai loại riêng biệt: loại làm lạnh và loại hấp thụ.

Máy sấy khí nén là gì

Máy sấy khí nén nhiệt lạnh – hấp thụ

Cấu tạo của máy sấy khí nén lạnh – máy sấy khí làm lạnh

Một thiết bị máy sấy khí nén làm lạnh có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Cửa vào hay cụ thể hơn là cửa dẫn khí nén vào máy sấy
  • Bộ chỉnh áp suất – bộ điều khiển áp suất
  • Bộ nén gas lạnh
  • Van xả tự động: xả nước và tạp chất ra ngoài
  • Giàn trao đổi nhiệt giữa khí nén với gas lạnh
  • Giàn ngưng
  • Giàn trao đổi nhiệt giữa khí nén với gas nóng
  • Fan – quạt làm mát cho giàn trao đổi nhiệt
  • Cửa ra cho khí nén thành phẩm
  • Bộ điều khiển bao gồm: màn hình, nút nguồn, các nút điều chỉnh
  • Bộ điện cấp nguồn

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí lạnh

Không khí được nén bởi máy nén khí tạo ra khí nén. Khí nén chứa nhiệt độ, độ ẩm đi vào máy sấy khí nén làm lạnh qua cửa vào. Theo ống dẫn, khí nén đến giàn trao đổi nhiệt để làm mát sơ bộ bằng khí nén đã sấy khô. Tiếp đó, là làm lạnh bởi khí gas lạnh tại giàn trao đổi nhiệt với gas lạnh. Nhiệt độ của gas lạnh giữ ở mức nhiệt độ hóa sương(tức là từ 3 – 8°C). Khi đó, độ ẩm trong khí nén dần ngưng tụ thành nước. Những tạp chất cùng nước được xả ra ngoài qua cửa xả tạp chất. Và khí nén đang ở nhiệt độ thấp tiếp tục được dẫn đến giàn trao đổi nhiệt gas nóng để làm tăng nhiệt độ trước khi đi ra ngoài.

Bài viết liên quan: Nguyên lý hoạt động của van bướm inox điều khiển khí nén

Cấu tạo máy sấy khí nén hấp thụ

Cấu tạo của máy sấy khí nén hấp thụ gồm:

  • Van khí nén điều tiết khí nén đầu vào
  • Van xả khí
  • Bộ giảm thanh – giảm tiếng ồn khi xả khí nén
  • Van một chiều tái sinh
  • Van 1 chiều cửa xả
  • Tháp hấp thụ gồm 2 tháp chứa các loại hạt hấp thụ nước và độ ẩm

Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí nén hấp thụ

Về cơ bản, máy nén khí hấp thụ vận hành nhờ cơ chế hấp thu hơi ẩm, nước của các vật liệu khô như: silica, alumina. Những vật liệu khô hút ẩm tại hai tháp hấp thụ có dạng hạt nhỏ nhằm tăng tiết diện tiếp xúc với hơi ẩm. Cụ thể:

Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sấy khí nén hấp thụ

Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sấy khí nén hấp thụ

Hai tháp hấp thụ của máy nén khí chứa các hạt hút ẩm. Trong quá trình làm khô khí nén các hạt này sẽ đạt tới trạng thái bão hòa; tức là không còn khả năng hút ẩm. Khi khí nén được đưa vào máy nén khí thông qua hệ thống đường ống dẫn và van điều tiết đầu vào. Khí nén sẽ được đưa vào tháp A hấp thụ để sấy khô. Khi các hạt hút ẩm ở tháp này bị bão hòa thì khí nén sẽ được điều tiết đi sang tháp B để sấy khô. Và tháp A đi vào quá trình tái sinh(làm khô các hạt hút ẩm). Quá trình tái sinh tháp A có thể sử dụng bằng máy sấy hoặc sử dụng khí nén khô. Khi tháp B đến trạng thái bão hòa thì quy trình đảo ngược: Khí nén được đưa sang tháp A; tháp B vào trạng thái tái sinh. Cứ như vậy, quá trình sấy khô khí nén và tái sinh được luân phiên giữa hai tháp. Chu kỳ cho quá trình luân phiên này sẽ được tính toán và cài đặt từ trước.

Lưu ý khi sử dụng máy sấy khô khí nén

Khi lắp đặt mới, vận hành thiết bị máy sấy khí nén chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định:

  • Kiểm tra các vị trí kết nối có bị rò rỉ hay không?
  • Kiểm tra các van ở cửa ra cơ mở hay không
  • Kiểm tra tình trạng khí nén đi qua máy sấy khí nén có đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ, áp suất hay không.
  • Kiểm tra bộ phận cửa xả của máy sấy xem có xả nước cứng hay không?
  • Kiểm tra công suất thực của máy có khác so với công suất niêm yết?
  • Duy trì nhiệt độ bên trong máy sấy khí nén và nhiệt độ cửa vào ổn định ở mức dưới 38°C
  • Xây dựng quy trình, lịch trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ

Xem tiếp: Phần 05. Bình tích áp khí nén

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.