Tìm hiểu các loại ống dẫn được sử dụng trong mạng lưới cấp nước

5/5 - (1 bình chọn)

Trong một dự án hệ thống cấp nước, kinh phí đầu tư cho mạng lưới cấp nước chiếm tới 50 đến 70% toàn dự án. Và trong mạng lưới, khối lượng vật tư các loại ống dẫn nước là lớn nhất. Chúng không chỉ dẫn nước từ đầu nguồn(có thể là bể, đài dự trữ) đến từng vị trí sử dụng. Vậy trong mạng lưới cấp nước, các loại ống dẫn nào được sử dụng phổ biến nhất? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản để căn cứ lựa chọn các loại ống này là gì? Việc thi công lắp đặt các loại ống dẫn khác nhau này có yêu cầu gì cần chú ý?

Tại đây, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại ống dẫn thường được sử dụng trong mạng lưới cấp nước để có thể trả lời tất cả những vấn đề trên. Mời Quý Vị cùng theo đọc nhé!

Các loại ống dẫn trong mạng lưới cấp nước

Dựa trên điều kiện thực tế, yêu cầu kỹ thuật mà người ta sẽ lựa chọn loại ống dẫn nước phù hợp nhất cho từng đoạn, khu vực sử dụng trong mạng lưới. Vậy người ta lựa chọn loại ống dẫn dựa trên những tiêu chí nào? và cụ thể có những loại đường ống nào được sử dụng phổ biến?

Các loại ống dẫn thường dùng trong mạng lưới cấp nước

Tiêu chí cơ bản đối với đường ống trong mạng lưới cấp nước

  • Tiêu chí đầu tiên là phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định: Phải có khả năng chịu các tác động cơ học cả bên trong và bên ngoài. Tất nhiên, tiêu chí này phải căn cứ theo địa hình, địa chất, tính chất của địa hình,… của khu vực thi công mạng lưới cấp nước để có tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết.
  • Đường ống, các mối nối phải kín khít không rò rỉ. 
  • Chất lượng đường ống phải được đảm bảo về các phương diện: Độ bền cao, chắc chắn, không bị nứt – vỡ – thủng; bề mặt thành ống bên trong phải nhẵn giảm tối đa lực ma sát khi nước di chuyển trong đường ống.
  • Giá thành, chi phí đầu tư rẻ nhất có thể.

Tuy chỉ có 4 tiêu chí tưởng như đơn giản trên, nhưng các chủ đầu tư – nhà thầu thi công phải rất đau đầu để điều hòa giữa chi phí và chất lượng. 

Các loại ống dẫn nước trong mạng lưới được sử dụng phổ biến

Dựa trên các tiêu chí trên, người ta sẽ lựa chọn loại ống dẫn phù hợp nhất: điều hòa được chất lượng tốt nhất với chi phí phù hợp nhất. Và các loại ống dẫn được sử dụng phổ biến trong các mạng lưới cung cấp nước gồm:

  • Ống dẫn bằng gang
  • Ống thép
  • Ống bê tông cốt thép
  • Ống nhựa(PVC – HDPE…)
  • Ống inox

Xem thêm: Các loại van điều áp khí nén điện từ

Đặc điểm riêng của các loại ống dẫn

Ống gang

Ống dẫn có chất liệu bằng gang, thường được đúc một đầu tròn, một đầu loe. Khi kết nối các đoạn ống gang thì ống loe của cây ống này sẽ được nối với đầu tròn của cây ống còn lại. Khi lắp đặt, người ta thường quét nhựa đường hoặc sơn epoxy(chi phí cao) ở cả mặt trong và ngoài của thành đường ống. Điều này nhằm bảo vệ, chống ăn mòn và giảm ma sát giữa nước và thành ống.

Ống gang

Tiêu chuẩn một cây ống gang thông thường:

  • Đường kính: D =  50 – 1200 mm
  • Chiều dài: L = 2 – 7 m
  • Khả năng chịu áp: P = 6 – 10 bar

Với chất liệu gang, loại ống dẫn này có độ bền khá cao, chịu áp lực tương đối tốt; các mối nối ít khi bị hư hại do tác động bởi nhiệt. Tuy nhiên, chất liệu gang cũng là chất liệu hợp kim giòn, trọng lượng lớn nên chi phí vận chuyển khá tốn kém.

Ống thép

Ống dẫn bằng thép thường được đúc nguyên khối tròn hai đầu. Phương pháp kết nối ống thép có thể sử dụng mặt bích hoặc mối hàn. Do tính chất của thép dễ bị ăn mòn nên thành bên trong ống thường được tráng một lớp bitum để chống xâm thực. 

Ống thép

Tiêu chuẩn cây ống thép thông thường

  • Đường kính: D = 100 – 1600mm
  • Chiều dài: L = 2 – 20m
  • Khả năng chịu áp: 10 – 16 bar

Như đã thấy, ống thép có khả năng chịu áp lực tốt hơn ống gang. Nhưng lại dễ bị ăn mòn hơn. Về trọng lượng cũng nhẹ hơn gang, tính dẻo cũng tốt hơn.

Ống bê tông cốt thép

Loại ống dẫn bằng bê tông cốt thép này sở hữu cường độ chịu kéo tốt của cốt thép và cường độ chịu nén cao của bê tông. Người ta sản xuất ống bê tông này dạng hai đầu tròn hoặc 1 đầu tròn 1 đầu loe. 

Tiêu chuẩn cây ống bê tông cốt thép thông thường

  • Đường kính: D = 400 – 700mm
  • Chiều dài: L = 4m
  • Khả năng chịu áp: 6 – 8 bar

Loại ống bê tông này có chi phí sản xuất tương đối rẻ, khả năng chống ăn mòn tốt. Tuy nhiên, trọng lượng của nó rất lớn, khả năng chịu tác động cơ học kém, chiều dài 1 cây ống ngắn nên tốn chi phí vận chuyển và mất nhiều thời gian thi công. Để kết nối các cây ống với nhau, người ta thường sử dụng xi măng hoặc ống lồng bằng cao su.

Ống dẫn nhựa

Trong thời gian gần đây, loại ống dẫn bằng nhựa chiếm ưu thế vượt trội khi được sử dụng ngày càng phổ biến. Loại ống này thường được sản xuất dạng cây ống tròn hai đầu. Chất liệu nhựa của ống cũng khác nhau với giá thành chênh lệch khá lớn tùy theo nhu cầu sử dụng.

ống nhựa

Tiêu chuẩn cây ống nhựa thông thường

  • Đường kính: D = 21 – 1600mm
  • Chiều dài: 6 – 20m
  • Khả năng chịu áp: 2 – 10 bar

Ưu điểm lớn nhất của ống nhựa là trọng lượng nhẹ và chống xâm thực tốt, ít ma sát khi nước di chuyển trong đường ống. Giá thành ống cao hay thấp, độ bền cơ học tốt hay kém phụ thuộc vào chất liệu nhựa của ống. Cũng vì đa dạng về chất liệu nhựa tương ứng với các đặc tính khác nhau nên chúng ngày càng được ưa chuộng. Cách kết nối các ống nhựa có thể sử dụng keo dán, mối hàn nhiệt, ống lồng hoặc đôi khi có thể là mặt bích. Mặt khác, kích cỡ ống đa dạng có thể sử dụng cho mạng lưới cấp nước trong nhà hoặc khu vực.

Nhược điểm của loại ống nhựa đương nhiên là khả năng chịu nhiệt kém. Chúng dễ bị lão hóa do tác động của nhiệt, độ giãn nở theo chiều dài lớn. 

Ống inox

Ống inox ít được sử dụng trong các mạng lưới cấp nước do vấn đề về chi phí. Chúng được sử dụng nhiều nhất tại mạng lưới cấp nước nội khu khi có yêu cầu đặc biệt về tính an toàn vệ sinh.

ống inox

Tiêu chuẩn cây ống inox thông thường

  • Đường kính: DN8 – DN200
  • Chiều dài: L = 6m
  • Khả năng chịu áp: 10 – 16 bar

Chất liệu inox có khả năng chịu nhiệt, chịu xâm thực tốt, tính an toàn vệ sinh cao nên thường được áp dụng trong các mạng lưới cấp nước nội khu các ngành sản xuất thực phẩm. Chúng có độ bền cơ học tốt, chịu nhiệt và áp lực tốt. Nói chung, loại ống này rất nhiều ưu điểm. Duy một nhược điểm lớn nhất đó là giá thành cao. Vì vậy chúng không được sản xuất các kích cỡ lớn để sử dụng cho vòng ngoài của mạng lưới cấp nước.

Tuấn Hưng Phát nhập khẩu và phân phối các loại van công nghiệp, vật tư đường ống gồm: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều, van an toàn,…; các loại ống thép, ống inox, ống nhựa,…; đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ – dạng cơ, đồng hồ áp suất,…; phụ kiện đường ống: tê, co, cút, kép, khớp nối,… Hàng có sẵn tại kho, đầy đủ giấy tờ chứng chỉ kèm theo. Liên hệ Hotline ngay để được hỗ trợ, báo giá, và đặt lịch tham quan xem hàng trực tiếp.

Các tiêu chí bố trí đặt ống dẫn của mạng lưới cấp nước

Với mạng lưới cấp nước nội khu(nhà dân, khu công nghiệp) sẽ có quy chuẩn và thiết kế riêng. Vì vậy ở đây, chúng ta sẽ nêu ra các tiêu chí đặt ống với mạng lưới cấp nước ngoại khu(mạng lưới cấp nước cho 1 khu vực, đô thị,…). Để đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn cũng như các công trình của khu vực, đô thị thì chúng ta phải đáp ứng một số tiêu chí khi bố trí đường ống dẫn. Cụ thể đó là những tiêu chí:

Tiêu chí thi công lắp đặt ống bê tông cốt thép trong mạng lưới cấp nước

Độ sâu đặt ống

Thông thường, các đường ống trong mạng lưới cấp nước sẽ được đi ngầm dưới đất.Vậy độ sâu đặt ống là bao nhiêu để đảm bảo an toàn tác động cơ học với đường ống? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: tải trọng mặt nền bên trên đường ống – tải trọng xung quanh, độ bền cơ học của ống, mực nước ngầm. Tuy nhiên, quy định thiết kế hiện hành có đưa ra quy chuẩn nhất định:

  • Đường ống có D ≤300mm: độ sâu đặt ống H ≥ 0,8m
  • Đường ống có D>300mm: Độ sâu đặt ống H ≥1m
  • Khi đường ống chôn tại những vị trí có tải trọng thấp như vỉa hè, vị trí ít xe cộ: độ sâu đặt ống H≥0,5m.

Nền đặt ống

Với tiêu chí nền đặt ống không quá khắt khe, và không có quy chuẩn cụ thể. Thông thường, đường ống dẫn nước của mạng lưới có thể được đặt trực tiếp xuống nền đất. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải có sự gia cố để đảm bảo an toàn cho đường ống.

Nền lắp đặt các loại ống dẫn

  • Nền đất yếu, dễ sụt lún như bãi lầy, ao hồ cần phải trải nền nhân tạo. Nền nhân tạo có thể là cát, gạch vỡ, đá dăm, hay thậm trí là đổ bê tông. 
  • Nền đất quá cứng và không bằng phẳng cũng cần trải cát làm lớp đệm cho đường ống.
  • Với đường ống là ống xi măng cốt thép, cần có giá đỡ và trải nền đệm bằng cát để tránh va đập cơ học.

Trường hợp đặt ống trên lòng đường

Tải trọng trên trên lòng đường là rất lớn, mật độ xe cộ lưu thông cũng rất lớn. Trong trường hợp này, các ống dẫn sẽ rất có khả năng bị tác động cơ học, bị nén do trọng tải của xe cộ lưu thông. Cùng với đó là các công trình, hệ thống khác đan xen nên cần phải có quy hoạch cụ thể. Trong đó, việc thi công lắp đặt các loại ống dẫn của mạng lưới cấp nước trong lòng đường phải đảm bảo:

  • Đường ống dẫn nước lắp đặt song song cùng nặt đường, nằm trên vỉa hè hoặc mép đường. Vị trí đường ống phải cách móng nhà hoặc cây xanh tối thiểu là 3 đến 5 mét.
  • Nếu lắp trung hào cùng đường ống thoát nước, ống cấp nước phải lắp đặt phía trên ống thoát nước; khoảng cách theo chiều thẳng đứng tối thiểu là 0,1 mét, chiều ngang là 1,5 đến 3 mét.
  • Lắp đặt ống trong lòng đường có tải trọng lớn hoặc cắt ngang đường sắt phải có ống lồng bảo vệ.
  • Trên mặt đường, vị trí đặt ống phải có thiết bị đánh dấu đường ống cấp nước để hạn chế xe cộ đi đè lên và các đơn vị thi công hệ thống khác dễ phát hiện và có phương án xử lý.

Một số trường hợp khác

  • Khi lắp đặt các loại ống dẫn qua sông ngòi hoặc đầm lầy nên dùng dạng xi phông
  • Nếu qua các con sông lớn, cần quy hoạch ống theo các mố cầu
  • Phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch kết hợp cùng các công trình hạ tầng khác như: ống thoát nước, đường dây cáp điện, cáp thông tin,… để tối ưu diện tích thi công và chi phí.
  • Không nên đặt ống dẫn nước qua các vị trí bãi rác, khu xử lý nước thải, nghĩa địa. Nếu bắt buộc phải đi qua, nên có phương án lắp đặt thiết bị bảo vệ, tránh bị ô nhiễm.

>>Có thể Bạn quan tâm: Biện pháp xúc rửa đường ống cấp nước

Tổng kết

Đến đây, Quý Vị hẳn đã hiểu hơn về các loại ống dẫn nước được sử dụng trong mạng lưới cấp nước. Với các vấn đề được nêu ra ở đầu bài viết, Quý Vị đã có câu trả lời cho mình chưa? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ, cách lý giải của mình nhé! Chúng ta sẽ cùng thảo luận tại phần comment dưới bài viết. Trân trọng cảm ơn!

Nếu Bạn đang tìm kiếm những chủ đề thuộc lĩnh vực cấp nước, Hãy tham khảo thêm chuyên mục của chúng tôi tại: Hệ thống cấp nước.

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.