Biện pháp súc, rửa – khử trùng đường ống, bể chứa, đài nước
Trong vận hành quản lý các đường ống cấp nước có thể bị đóng cặn (cặn vô cơ hoặc hữu cơ); hay các mảnh vỡ, gỉ sét bám vào bên trong đường ống. Điều này có thể làm tắc nghẽn, tăng tổn thất áp lực và ảnh hưởng đến lưu lượng nước vận chuyển của đường ống. Vì vậy, khi vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước, cần phải có kế hoạch kiểm tra và tẩy rửa, khử trùng đường ống và bể chứa(đài nước) định kỳ. Để thuận tiện cho việc kiểm tra định kỳ, hệ thống sẽ trang bị một đoạn ống kiểm chứng hoạt tính của nước tại trục ống chính dẫn vào mạng lưới. Thông thường, ba tháng một lần là chu kỳ tháo đoạn ống kiểm chứng ra xem xét. Nếu thành trong đường ống bị bào mòn hay đóng cặn mà điều chỉnh chất lượng nước phát vào mạng và tiến hành tẩy rửa đường ống.
Biện pháp súc rửa, khử trùng đường ống
Tuấn Hưng Phát cung cấp các loại van, vật tư đường ống phục vụ cho hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới cấp nước: Van cổng, van bướm, van bi, van 1 chiều, đồng hồ nước, khớp nối chống rung,… Liên hệ Hotline ngay để nhận hỗ trợ, báo giá ưu đãi.
Súc rửa đường ống
Tẩy rửa bằng nước áp lực: Để tẩy rửa đường ống bằng dòng nước áp lực, người ta thường tăng tốc độ nước chảy trong ống từ 2,5 đến 4 lần tốc độ làm việc trong đường ống. Phương pháp thực hiện bằng cách đóng – mở các van chặn trên các đoạn ống cần tẩy rửa. Biện pháp này có thể tẩy rửa được các loại cặn mềm hoặc cặn vi sinh vật.
Tẩy rửa bằng nước kết hợp với khí nén: Phương pháp này sử dụng nước và áp lực khí nén khiến cặn bám bị đánh bay theo nước. Tốc độ hỗn hợp nước khi bị tác động bởi áp lực khí nén trong ống tẩy rửa là 2-5m/s (đối với cặn mềm) và đến 10m/s (đối với cặn cứng). Thời gian thực hiện cho 1 chu trình súc xả, tẩy rửa là từ 15 đến 30 phút.
Tẩy rửa bằng thủy lực kết hợp với cơ khí: Phương pháp sử dụng lực thủy lực cùng với các biện pháp tác động vật lý cơ học. Ví như bơm xả áp suất cao kết hợp sử dụng thiết bị thông, nạo cặn thành ống. Phương pháp này thường chỉ sử dụng với cặn cứng.
Tẩy rửa bằng hóa chất: Phương pháp sử dụng các hóa chất gốc axit, thường thấy nhất là HCl nồng độ 8-10% đưa vào ngâm trong đường ống trong thời gian 2-3h. Cặn gốc CaCO3 sẽ phản ứng với axit và bị hòa tan, cuối cùng được xả ra ngoài theo nước. Phản ứng hóa học được biểu diễn theo phương trình sau:
CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Khử trùng đường ống cấp nước
Sau khi thực hiện biện pháp xúc, tẩy rửa đường ống, người ta sẽ sử dụng clo để khử trùng đường ống, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nước sau khi tái hoạt động. Lượng clo để khử trùng được sử dụng theo định lượng 40-50mg/l. Nước clo sẽ được ngâm trong đường ống 4 – 6h để đảm bảo khử những vi khuẩn có hại trên thành ống. Sau đó, nước clo ngâm ống đó được xả đi. Và đường ống tiếp tục rửa bằng nước sạch đến khi lượng clo trong nước đạt tiêu chuẩn 0,5mg/l thì có thể đưa vào tái cung cấp nước.
>>Hướng dẫn làm hệ thống tưới cây tự động đơn giản
Thau rửa – khử trùng bể chứa, đài nước
Hàng năm thực hiện thau rửa, khử trùng thiết bị tích trữ nước(bể chứa, đài nước)một lần. Nếu trong quá trình vận hành mạng lưới có sự giảm đột ngột chất lượng nước, thì chuyên viên vận hành phải thực hiện thau rửa và khử trùng. Việc thau rửa, khử trùng, sửa chữa đài, bể chứa phải được ghi chép lại rõ ràng thành biên bản với các nội dung:
– Thời gian mở khóa van xả, tháo kẹp chì
– Thời gian kết thúc thau rửa bể chứa, đài nước; và nêu rõ phương pháp sát trùng
– Đánh giá thực trạng sau khi thực hiện thau rửa, khử trùng bể chứa, đài nước
Phương pháp khử trùng bể chứa, đài nước: Sau khi thau rửa hoặc sửa chữa, thiết bị trữ nước(bể chứa/đài nước) phải được sát trùng. Phương pháp thường thấy là ngâm nước clo nồng độ 25mg/l trong 24 giờ. Sau 24h, chuyên viên vận hành sẽ xả hết nước clo nói trên, và phơi bể một thời gian ngắn, sau đó mới bơm nước sạch chảy vào đầy bể. Khi nước trong bể đã ổn định sẽ được lấy nước để thử nghiệm xác định chất lượng nước. Nếu thấy đảm bảo chất lượng mới được phát nước vào mạng lưới phân phối. Nếu nồng độ clo còn cao, hay còn vấn đề thì tiếp tục thực hiện khử trùng.
Lưu ý: Trước khi vào bể chứa hoặc đài nước, các dụng cụ làm việc mang theo (kể cả ủng cao su) đều phải được sát khuẩn bằng cách ngâm nước clorua vôi với nồng độ 1%. Các chuyên viên thực hiện việc kiểm tra thiết bị chứa phải được mặc quần áo bảo hộ lao động đã được sát trùng nước.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng van điều khiển lưu lượng nước bằng điện bền lâu
Tổng kết
Trên đây là các hạng mục công việc, phương pháp thực hiện trong súc rửa, khử trùng đường ống dẫn nước cũng như thiết bị trữ nước. Trong bài viết, Chúng tôi giới thiệu đến Quý Vị các phương pháp khá đơn giản, chi phí thấp và được ứng dụng rất phổ biến trong thực tiễn tại Việt Nam. Quý Vị có ý kiến đóng góp, bổ sung những công nghệ mới vui lòng cùng thảo luận tại phần comment bài viết nhé!
Mời Quý Vị tham khảo thêm các bài viết với các chủ đề bổ ích trong chuyên mục: Hệ thống cấp nước.