Những lưu ý khi chọn mua van cổng

5/5 - (5 bình chọn)

Chào mừng Quý Vị đã quay lại với chuyên mục chia sẻ kiến thức về van cổng. Chủ đề ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý Vị là “Những lưu ý khi chọn mua van cổng”. Van cổng là một sản phẩm cơ khí; là một thiết bị van đường ống. Chúng sở hữu những thông số kỹ thuật về cấu trúc, tính chất hóa – lý,… Vậy khi chọn mua van cổng, chúng ta cần lưu ý những thông tin gì? và nếu là một người mua hàng không quá am hiểu sản phẩm, bạn cần cung cấp những thông tin gì cho nhà cung cấp? Hãy tham khảo chủ đề này của chúng tôi để chọn mua van cổng phù hợp nhất với hệ thống của bạn nhé.

02 lưu ý về kết cấu khi chọn mua van cổng

Đầu tiên, lưu ý về kết cấu của van cổng khi tìm mua đó là: bạn phải xác định được kiểu điều khiển của van cổng là gì? Vận hành bằng tay (van cơ), vận hành bằng điện(van cổng điện), hay vận hành bằng khí nén(van cổng khí nén)?

Lưu ý khi chọn mua van cổng

Thứ 2, bạn phải xác định được kiểu dáng của van cổng mà hệ thống của bạn cần là gì? Van cổng ty chìm – ty nổi – nắp chụp – van dao? Trên thiết kế của mỗi kiểu dáng van này có đôi chút sự khác biệt để đáp ứng một nhu cầu nào đó cho các hệ thống khác nhau.

Nào hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết hơn về những lưu ý trên nhé!

Lưu ý chọn mua kiểu điều khiển – vận hành van cổng

Trong thực tế, người mua hàng sẽ được tiếp nhận thông tin chính xác cần kiểu vận hành nào từ kỹ thuật – thiết kế hệ thống. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp kỹ thuật viên áp dụng lại những giải pháp cũ, mà giải pháp này vẫn tồn tại những vấn đề không thể giải quyết. Cho nên, Tuấn Hưng Phát vẫn đưa lưu ý này vào ngay đầu chủ đề để các bạn cân nhắc và có phương án tốt hơn, phù hợp hơn.

  • Van cổng vận hành bằng tay quay vô lăng(van dạng cơ): đặc điểm là kỹ thuật viên phải trực tiếp tác động lực để xoay vô lăng điều khiển vận hành van; Là kiểu van có giá thành rẻ nhất. Tuy nhiên, để vận hành cần chi phí nhân công vận hành không nhỏ. Vì vậy, người ta thường áp dụng van cổng dạng cơ này khi hệ thống không quá lớn, những vị trí lắp đặt không đòi hỏi phải vận hành đóng mở thường xuyên; những vị trí dễ dàng tiếp cận để vận hành van…
  • Van cổng điều khiển điện: là một trong 2 dạng van điều khiển tự động của van cổng. Kiểu van này bên cạnh sử dụng mô tơ điện để vận hành thì có trang bị cả bộ vô lăng điều khiển bằng tay. Giá thành của kiểu van cổng này cao nhất trong 3 kiểu được kể tên. Kiểu van này sử dụng nguồn điện cấp cho mô tơ – bộ điều khiển điện. Vì vậy, nó yêu cầu hệ thống phải có hạ tầng điện, hệ thống điều hành và trung tâm kiểm soát – điều khiển. Van cổng điện có tính tự động hóa cao nên thường áp dụng cho những hệ thống lớn, vị trí xa, khó tiếp cận để vận hành bằng tay. Đôi khi những vị trí lắp đặt khá nguy hiểm cho con người trực tiếp vận hành bằng tay. 
  • Van cổng điều khiển khí nén: là kiểu còn lại của dạng van cổng điều khiển. Chúng thường không có bộ vô lăng điều khiển bằng tay. Giá thành của kiểu van này có phần rẻ hơn van điện. Van sử dụng bộ điều khiển khí nén  dạng xi lanh – piston khí nén để tác động điều khiển. Vì vậy, sản phẩm yêu cầu hệ thống của bạn phải có hạ tầng khí nén. Đặc điểm chung của van điều khiển khí nén là: tốc độ đóng mở nhanh hơn van điện, an toàn hơn van điện, nhưng khá ồn. Cũng như van điện, kiểu van cổng khí nén thường dùng cho hệ thống lớn(cả kích cỡ đường ống và quy mô hệ thống); vị trí phải vận hành khá thường xuyên; vị trí lắp đặt xa trung tâm, hoặc có nguy hiểm nếu con người trực tiếp vận hành.

Với những tùy chọn này, chúng tôi rất khó đưa ra lời khuyên, tư vấn hỗ trợ. Nguyên nhân là chúng tôi không thể hiểu được hệ thống của bạn. Hãy liên hệ Hotline để bộ phận tư vấn để trao đổi trực tiếp nhé.

Lưu ý chọn mua kiểu dáng – thiết kế của van cổng

Như đã tóm tắt bên trên, kiểu dáng, thiết kế của van cổng có 4 tùy chọn: van cổng ty nổi, ty chìm, nắp chụp, van dao. Trong đó:

  • Van cổng ty nổi: có thiết kế ty hở. Ty van thiết kế khắc ren mặt ngoài ăn khớp với vô lăng.  Khi xoay vô lăng, bước ren ngoài bề mặt ty van ăn khớp với bước ren trong của vô lăng khiến ty van được nâng lên hạ xuống. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện trạng thái hiện tại của van là đóng hay mở khi quan sát vị trí của ty van; nhưng không gian lắp đặt yêu cầu cao, tốn diện tích. Bên cạnh đó, đĩa van được gắn cố định với đầu còn lại của ty van cũng được nâng – hạ theo. Kiểu dáng này thường có kích cỡ khá lớn; được ứng dụng trong hệ thống đi chìm(thân van chìm hoặc thấp hơn vị trí đứng , phần vô lăng nổi lên để vận hành).
  • Van cổng ty chìm: Có thiết kế ty van ẩn bên trong thân và nắp van. Ty van có một đầu gắn cố định với vô lăng. Đầu còn lại có thiết bế bước ren ở mặt ngoài ăn khớp vơi bước ren trong của đĩa van. Khi xoay vô lăng, vô lăng và ty van xoay tròn tại 1 vị trí; đĩa van di chuyển lên xuống theo bước ren ăn khớp với ty van. Vì vậy, van chỉ vận hành nội bộ trong không gian diện tích mà van đang chiếm dụng. Tùy chọn này có giá thành rẻ hơn so với van ty nổi. Chúng được ứng dụng lắp đặt trong các hệ thống nổi, dễ quan sát, vận hành.
  • Van cổng ty chìm nắp chụp: Trên cơ bản, thiết kế của kiểu van này không khác gì so với van cổng ty chìm. Điều khác duy nhất là vô lăng của tùy chọn này bình thường sẽ tháo rời và lắp nắp chụp bảo vệ ty van. Chỉ khi cần vận hành thì mới tháo nắp chụp ra và gắn vô lăng vào để vận hành. Tùy chọn van này thường được lắp chìm trong các hố kỹ thuật, rất ít khi phải vận hành đóng/mở. 
  • Van cổng dao hay van dao: Thiết kế dạng dẹt mỏng, nhẹ; phần cổ ty khá dài. Kiểu kết nối của nó là wafer chứ không phải là lắp ren hay mặt bích. Thiết kế của vô lăng – ty van – đĩa van có thể theo dạng van cổng ty chìm hoặc ty nổi. Tuy nhiên, ưu thế của dòng van này là tiết kiệm diện dích L (độ dày) của van. Bên cạnh đó, cổ ty van kéo dài có thể ứng dụng cho hệ thống có mặt bằng thấp hơn vị trí đứng của người vận hành. Nhược điểm của dòng van này là khả năng chịu áp lực kém hơn, độ bền kém hơn những tùy chọn được kể trên.

04 lưu ý về tính chất hóa – lý khi chọn mua van cổng

Đây là những lưu ý về tính chất vật lý và hóa học của van. Nói một cách khác, đây là các lưu ý về thông số kỹ thuật như: kích cỡ; kiểu kết nối(bao gồm cả tiêu chuẩn kết nối); khả năng chịu áp lực; khả năng chịu nhiệt độ; chất liệu(vật liệu)chế tạo van; tính chất hóa học – vật lý của lưu chất.

Các thông số hóa - lý cần lưu ý khi chọn mua van cổng

Lưu ý về kích cỡ khi chọn mua van cổng

Kích cỡ van cổng khá đa dạng, kéo dài từ DN25 đến DN300 là phổ biển. Ngoài ra, những kích cỡ van lớn hơn thường không có sẵn trên thị trường, và phải đặt hàng nước ngoài. Thời gian để đặt hàng thông thường từ 40 – 50 ngày. Hiện nay trên thị trường đang sử dụng 3 thông số kích cỡ van: Kích cỡ danh định(DN); kích cỡ đường kính ngoài(phi); và kích cỡ đường kính ngoài tính theo đơn vị Inch. Quý vị có thể tham khảo: bảng quy đổi kích thước van.

Việc lựa chọn kích cỡ van thông thường sẽ được chỉ định sẵn trên bản thiết kế hệ thống; hoặc do kỹ thuật cung cấp thông tin. Tuy nhiên, trong thời gian cung cấp dịch vụ và sản phẩm, chúng tôi không ít lần tiếp nhận yêu cầu mua hàng mà không có thông tin về kích cỡ. Vì vậy, chúng tôi cũng đưa ra lưu ý này để Quý Vị yêu cầu mua hàng và được xử lý đơn hàng nhanh chóng, không tốn thời gian hỏi lại.

Lựa chọn kiểu kết nối van cổng

Có ba kiểu kết nối van cổng thường thấy là lắp ren, mặt bích, nối hàn. Trong đó:

  • Van cổng mặt bích thường thấy tại những van có kích cỡ lớn từ DN50 trở lên. Với kiểu kết nối mặt bích lại tồn tại rất nhiều tùy chọn về tiêu chuẩn kết nối: DIN – tiêu chuẩn công nghiệp Đức; JIS – tiêu chuẩn kết nối công nghiệp Nhật; BSI – tiêu chuẩn kết nối công nghiệp Anh; ANSI – tiêu chuẩn kết nối công nghiệp Mỹ,… Bạn nên chọn mua van cổng mặt bích có tiêu chuẩn kết nối đồng bộ với hệ thống để dễ dàng lắp đặt hoặc thay thế.
  • Van cổng lắp ren: các bước ren để kết nối với đường ống thường được khắc bên trong các cửa vào – ra của van(dạng ren trong).Van có kiểu kết nối dạng lắp ren thường là van cổng inõ hoặc đồng có kích cỡ nhỏ từ DN50 trở xuống. Chỉ có những van cỡ nhỏ như vậy mới có thể lắp ren dễ dàng.
  • Van cổng nối hàn: Trên hai đầu cửa ra – cửa vào của van không được trang bị mặt bích hay bước ren. Chúng được liên kết với đường ống bằng phương pháp hàn cố định van vào với đường ống.  Kích cỡ của van cũng khá đa dạng nhưng điểm chung là có khả năng chịu nhiệt, áp suất cực tốt. Van cổng có kiểu kết nối hàn thường là van cổng thép đúc, thép rèn hoặc inox. Những sản phẩm như vậy thường có giá thành rất cao do phải tôi luyện chất liệu chế tạo rất kỹ càng.

Lựa chọn chất liệu van cổng

Các tùy chọn chất liệu van cổng trên thị trường hiện nay có sẵn: Inox, gang, đồng, thép. Tuy nhiên nhiều nhất vẫn là gang và inox. Các chất liệu này có các thành phần khác nhau, kết cấu hóa học khác nhau, tính chất vật lý khác nhau nên có khả năng làm việc trong các môi trường, điều kiện làm việc khác nhau. Chất liệu van cổng là gì ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu nhiệt, chịu áp suất, chịu ăn mòn của van.

  • Van cổng gang: là tùy chọn chất liệu phổ biến được ứng dụng trong các hệ thống nước. Chất liệu gang có khả năng chịu nhiệt, chịu áp suất, chịu ăn mòn khá thấp. Tuy nhiên, các loại gang khác nhau, mức độ tinh luyện khác nhau sẽ cho tính chất của van khác nhau.
  • Van cổng inox: trên thị trường thường thấy van có chất liệu inox tiêu chuẩn SUS304(CF8 hoặc tiêu chuẩn tương đương), SUS316(CF8M hoặc tiêu chuẩn tương đương). Khả năng chịu nhiệt, áp suất, chống ăn mòn của dòng van bằng inox khá tốt. Chúng thường được ứng dụng cho môi trường nước, nước thải chứa hóa chất nống độ thấp, hơi nóng nhiệt độ thấp hơn 220 độ C. Bên cạnh những tiêu chuẩn inox kể trên, sản phẩm có thể được chế tạo từ các chất liệu inox khác cao cấp hơn nhưng giá thành cũng sẽ không thấp. Van cổng inox sẽ có giá cao hơn van gang khi cùng kích cỡ, thương hiệu, xuất xứ.
  • Van cổng thép: Van thường làm thép thông thường là thép và sơn phủ chống oxy hóa. Bên cạnh đó là dòng van cổng thép đúc và thép rèn có độ tinh luyện cao hơn, khả năng chịu nhiệt, áp suất cao hơn. Thép có khả năng kháng ăn mòn hóa chất rất kém, vì vậy không nên dùng cho môi trường hóa chất.

Lựa chọn khả năng chịu nhiệt – chịu áp – chịu ăn mòn

Việc lựa chọn tốt chất liệu của van để đáp ứng tính chất của môi chất là điều dễ hiểu. tuy nhiên, việc tham khảo chi tiết các thông số đáp ứng tính chất hóa – lý của van vẫn hết sức quan trọng. Điều này lý giải bởi công nghệ các thương hiệu sản xuất là khác nhau; công nghệ tinh luyện chất liệu là khác nhau… Những điều này khiến cho van có cùng chất liệu nhưng không được khuyên dùng, hay không thể dùng cho môi trường giống nhau.

Để lựa chọn sản phẩm phù hợp, bạn cần nắm rõ tính chất hóa lý của môi trường lưu chất trong hệ thống. Và cân đối so sánh với thông số kỹ thuật của van do nhà sản xuất cung cấp. Những thông số này thường có trên catalogue được gửi kèm theo sản phẩm.

Nếu bạn không quá am hiểu, hãy cung cấp các thông số nhiệt độ, áp suất, tính chất – thành phần hóa học của lưu chất cho nhà cung cấp. Từ đó, nhà cung cấp sẽ cân đối và lựa chọn sản phẩm có thông số kỹ thuật đáp ứng tốt được các điều kiện đó. Lưu ý, bạn nên liên hệ với những nhà cung cấp lớn có uy tín để được tư vấn chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn van cầu điều khiển điện phù hợp

Tổng kết

Như vậy, chúng tôi đã đưa ra các lưu ý quan trọng khi chọn mua van cổng – van cửa – gate valve. Đây là một chủ đề rất quan trọng cho những bạn mới làm nhiệm vụ mua hàng, mới tham gia bộ phận vật tư; những bạn mua hàng chưa kịp trang bị cho mình kiến thức về sản phẩm công nghiệp này. Rất mong nó có ích cho bạn trong cuộc sống và công việc. Mọi ý kiến đóng góp, bổ sung hay những vấn đề bạn đang thắc mắc hãy gửi đến kinhdoanh@tuanhungphat.vn; hoặc ngay tại phần comment bên dưới. Chúng tôi rất hân hạnh khi nhận được ý kiến phản hồi từ các bạn. Hãy tham khảo thêm chuyên mục chia sẻ kiến thức về van cổng để hiểu rõ hơn về các khía cạnh của loại van công nghiệp này nhé.

>> Xem thêm: Hướng dẫn 6 bước lắp đặt van cổng

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.