Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van cổng

5/5 - (1 bình chọn)

Tại phần giới thiệu chuyên mục, chúng tôi đã phân tích và lý giải “van cổng là gì? “các tên gọi khác của van cổng” là van cửa, van chặn; và tên tiếng Anh là Gate valve. Tại bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cổng. Như vậy, chúng ta có hai chủ đề cần phải tìm hiểu đó là: “Cấu tạo của van cổng” và “nguyên lý hoạt động của van cổng”. Nào, kính mời Quý Vị cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết từng chủ đề nhé.

Cấu tạo cơ bản của van cổng

Ở đây, Chúng ta phải tìm hiểu xem van cổng – gate van có cấu trúc gồm những bộ phận nào? chất liệu của các bộ phận, chi tiết cơ khí nằm trong van cổng. Cấu tạo của van cổng gồm các bộ phận chính:

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo van cổng ty chìm Wonil

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo van cổng ty chìm Wonil

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo van cổng ty nổi Wonil

Bản vẽ kỹ thuật cấu tạo van cổng ty nổi Wonil

  • Thân van: thường bằng kim loại như gang, đồng, inox, thép được đúc nguyên khối. Tại hai cửa(cửa vào & cửa ra) của van có thiết kế bộ phận kết nối dạng mặt bích hoặc ren trong.
  • Nắp van: thường có chất liệu đồng nhất với thân van. Nắp van cổng sẽ được kết nối với thân van theo kiểu lắp ren hoặc bulong tùy theo kích cỡ van.
  • Ty van: Là một thanh kim loại dạng trụ tròn. Trên bề mặt ty van sẽ có các bước chân ren. Một đầu của ty van sẽ được gắn cố định với đĩa van. Đầu còn lại gắn theo cơ chế truyền động với vô lăng điều khiển. Van cổng ty chìm thì vô lăng gắn cố định vào đầu của ty van. Van cổng ty nổi thì vô lăng có bước ren trong phù hợp để ty van bị nâng lên khi xoay vô lăng.
  • Vô lăng điều khiển: Thường có chất liệu đồng nhất với chất liệu thân – nắp van. Chúng giữ vai trò là nơi tiếp nhận lực tác động của người vận hành, rồi truyền đến ty van – đĩa van khiến chúng bị nân lên hay hạ xuống khi mở – đóng van. Ở van cổng điều khiển điện, bộ phận này bị thay thế bằng bộ điều khiển điện có kiểu tác động đồng trục dọc.
  • Đĩa van: là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với lưu chất, ngăn chặn hoặc cho phép lưu chất đi qua van. Đĩa van thường có hình tròn, hình vuông dạng lá – đĩa có thể nâng lên, hạ xuống theo chuyển động của ty van. Chất liệu của đĩa van khá đa dạng: có thể đồng nhất với chất liệu thân van, có thể là lõi gang bọc cao su, có thể là cao su. Khi chọn mua, Quý Vị nên để ý và tham khảo kỹ về chất liệu của đĩa van.
  • Gioăng đệm làm kín: là bộ phận giữ gín, ngăn không cho lưu chất bị rò gỉ tại các mối liên kết giữa các chi tiết, bộ phận của van. Vị trí của chúng thường làm kín giữa ty van và nắp van; làm kín giữa thân van và nắp van; làm kín giữa đĩa van và thân van(vai trò tăng độ kín khít khi van đóng và giảm tiếng ồn khi vận hành).
  • Nắp chụp bảo vệ ty van(ở van cổng nắp chụp): bộ phận này thường có chất liệu tương đồng với thân van. Nó chụp kín và bảo vệ cho đầu ty van khi không lắp vô lăng.
  • Các chi tiết phụ như bulong, đai ốc, chốt hãm,… Đây là các chi tiết để liên kết các bộ phận với nhau.

Xem thêm: Cấu tạo van cổng điều khiển điện

Nguyên lý hoạt động của van cổng – van cửa

Nguyên lý hoạt động van cổng chủ yếu dựa theo cơ chế nâng – hạ đĩa van theo chiều thẳng đứng (vuông góc với hướng chảy dòng lưu chất). Khi đĩa van hạ xuống hết mức, đĩa van cắt ngang dòng chảy lưu chất và ngăn dòng lưu chất đi qua van. Khi nâng đĩa van lên, dòng lưu chất được giải phóng và đi qua van mà không bị ảnh hưởng đến lưu lượng. Cụ thể phương thức vận hành và nguyên lý hoạt động của van như sau:

  • Ban đầu, van ở vị trí đóng. Đĩa van chắn ngang lòng của thân van, che kín lối thông giữa cửa vào và cửa ra của van. Lưu chất bị ngăn tại cửa vào của van.
  • Chúng ta tác động xoay vô lăng điều khiển ngước chiều kim đồng hồ để mở van. Khi đó, ty van dẫn được nâng lên theo bước tiến của chân ren tại mặt ngoài của ty van. Theo đó, đĩa van cũng được nâng lên. Trong quá trình nâng lên, bước đầu tiên tác động để van mở ra khá khó khăn do lực tác động của dòng lưu chất và sự chênh lệch áp suất giữa 2 cửa của van. Khi đã mở ra, giải phòng một bộ phận dòng lưu chất, chúng ta có thể dễ dàng hơn khi tác động xoay vô lăng để mở van. Khi van mở hoàn toàn, dòng lưu chất được giải phòng hoàn toàn, đĩa van được nâng lên toàn bộ, giải phóng hoàn toàn lòng trong của thân van; không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến lưu lượng dòng lưu chất.
  • Khi tác động xoay vô lăng điều khiển để đóng van lại, chúng ta xoay theo chiều xoay của kim đồng hồ. Khi đó, ty van sẽ theo các bước ren để tịnh tiến hạ dần xuống. Và đĩa van cũng theo đó hạ xuống.  Khi ty van – đĩa van hạ xuống hoàn toàn thì đồng nghĩa với van được đóng lại hoàn toàn. Đĩa van lại chắn ngang, cắt đứt sự lưu thông của dòng lưu chất bên trong lòng thân van.

Video nguyên lý hoạt động van cổng

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành một chu trình mở – đóng van cổng. Phương thức vận hành của van khá đơn giản. Tuy nhiên trên đây, Tuấn Hưng Phát mới giới thiệu cho Quý Vị phương thức vận hành – nguyên lý hoạt động van cổng dạng cơ(vận hành bằng tay). Về nguyên lý hoạt động của van cổng điều khiển bằng điện chúng tôi sẽ nghiên cứu và bổ sung trong thời gian sớm nhất.

Tổng kết về cấu tạo van cổng

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được về hai chủ đề khá quan trọng của van cổng đó là: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Tiếp sau đây sẽ là chủ đề về khác của loại van này. Kính mời Quý Vị tiếp tục tham khảo, tìm đọc các chủ đề chuyên sâu của chúng tôi về Gate valve – van cửa. Nếu có ý kiến thắc mắc, bổ sung, Quý vị có thể liên hệ, gửi yêu cầu qua email: kinhdoanh@tuanhungphat.vn hoặc tại phần comment bên dưới. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Vị! Trân Trọng!

Mời Quý Vị tham khảo thêm chuyên mục “Giải đáp, chia sẻ kiến thức về van cổng“!

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.