Điện dân dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Điện dân dụng là gì?

Điện dân dụng là hệ thống điện lưới cung cấp điện năng phục vụ cho các hoạt động trực tiếp của con người như sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Một số thiết bị điện dân dụng phổ biến có thể kể đến như điều hòa, ti vi, tủ lạnh, quạt điện, lò vi sóng, máy tính, máy in…

Hiện nay, theo thống kê điện dân dụng đã có mặt ở khắp mọi nơi từ thành phố đến vùng núi, biên giới, hải đảo và nông thôn. Với vai trò vô cùng quan trọng là cấp điện, truyền tải điện năng đến các thiết bị. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tối ưu các công việc phục vụ cho nhu cầu của con người và tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thu nhập.

Điện dân dụng là gì?

Điện dân dụng có mấy pha?

Điện dân dụng là điện xoay chiều và một chiều gồm 1 pha, 2 pha và 3 pha với hiệu điện thế dao động trong khoảng 110V- 380V.  Cụ thể như sau:

Điện dân dụng 1 pha

Là nguồn điện được lấy từ điện 3 pha thuộc dòng điện xoay chiều gồm 2 dây dẫn với 1 dây nóng và 1 dây lạnh với hiệu điện thế 220V, ngoài ra ở 1 số nước khác có thể là 100V, 110V….Trong các hộ gia đình với nhiệm vụ phục vụ sinh hoạt chủ yếu sử dụng điện dân dụng 1 pha vì các thiết bị đều có công suất nhỏ, không thể truyền đi xa và quan trọng điện trong gia đình được thiết kế để sử dụng điện 1 pha.

Điện dân dụng 2 pha

Kết cấu gồm 2 dây nóng và không có dây trung tính với trị số ở 1 đầu khá thấp nên không phổ biến như điện 1 pha và điện 2 pha. Mặc dù thế điện 2 pha vẫn có hiệu điện thế và vẫn được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, trong hệ thống điện công nghiệp…

Điện dân dụng 3 pha

Là dòng điện xoay chiều, cụ thể trong hệ thống sẽ bao gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha với 4 dây: 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Hiệu điện thế của điện 3 pha ở các quốc gia khác nhau sẽ có giá trị khác nhau: ở Việt Nam là 380V, Mỹ là 220V, Nhật Bản là 200V.

Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hệ thống điện công nghiệp gồm nhiều thiết bị điện có công suất lớn sẽ ưu tiên sử dụng điện dân dụng 3 pha. Nhờ khả năng chạy tải công suất lớn, có thể truyền tải đi xa, ít gây hao phí, giúp tiết kiệm điện, đáp ứng tốt công suất lớn, hệ thống dây dẫn tiết diện nhỏ, không tốn kém.

dien dan dung co may pha

Thiết bị điện dân dụng là gì? Gồm những loại nào?

Thiết bị điện dân dụng bao gồm nhiều loại khác nhau, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và tiện ích hàng ngày của con người như:

  • Thiết bị chiếu sáng có chức năng cung cấp ánh sáng cho các không gian sống: đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn halogen…
  • Thiết bị gia nhiệt được sử dụng để sinh nhiệt, tạo ra sự ấm áp hoặc phục vụ nấu nướng: máy sưởi, bếp điện, nồi cơm điện…
  • Thiết bị làm mát giúp giảm nhiệt độ và tạo không khí mát mẻ trong các không gian kín: quạt điện, máy lạnh, quạt hơi nước…
  • Thiết bị truyền thông đảm bảo kết nối và truyền tải thông tin giữa các thiết bị và người dùng: điện thoại di động, máy tính bảng, bộ phát Wi-Fi…
  • Thiết bị an ninh có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và giám sát an ninh: camera giám sát, chuông cửa có hình, báo động chống trộm…
  • Thiết bị chăm sóc sức khỏe phục vụ việc theo dõi và cải thiện tình trạng sức khỏe cá nhân: máy đo huyết áp, máy massage, cân điện tử…

thiet bi dien dan dung

Ký hiệu điện dân dụng

Hay còn gọi là biểu tượng điện dân dụng gồm nhiều biểu tượng hình khác nhau. Mục đích giúp con người hiểu được các hợp phần của thiết bị điện, điện tử như dây điện, pin, điện trở trong sơ đồ mạch điện. Dưới đây là một số kỹ hiệu điện dân dụng phổ biến hiện nay:

Ký hiệu điện dân dụng

>>Xem chi tiết: Ký hiệu điện

Sơ đồ điện dân dụng

Đầu tiên, để hiểu được sơ đồ điện dân dụng cần nắm nguyên tắc cơ bản về cách đọc mạch điện dưới đây:

  • Các điểm cùng ký hiệu sẽ cùng một hiệu điện thế nhưng trong sơ đồ nguyên lý không thực sự cần thiết phải nối với nhau.
  • Những điểm giao với nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.
  • Các ký hiệu điện dân dụng vì trong sơ đồ mạch điện sự kết nối các linh kiện sẽ được biểu thị thông qua ký hiệu. Khi nắm được ký hiệu người sử dụng chắc chắn sẽ phân tích được mạch điện dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tiếp theo, theo thống kê, sơ đồ điện dân dụng sẽ thể hiện mối quan hệ về điện, không biểu thị các sắp xếp, lắp ráp trong sơ đồ. Và có 3 loại sơ đồ điện dân dụng cơ bản dưới đây:

Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng

Mục đích dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện và mạch điện. Một sơ đồ nguyên lý điện dân dụng cơ bản sẽ gồm 1 cầu chì, 1 công tắc, 1 bóng đèn và 1 ổ cắm. Cụ thể hình ảnh dưới đây:

Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng

Sơ đồ mặt bằng – lắp đặt

Mục đích của sơ đồ thể hiện vị trí lắp đặt thiết bị, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Thường được sử dụng  khi dự trù vật liệu, sửa chữa mạch điện, lắp đặt và các thiết bị điện.

Sơ đồ mặt bằng - lắp đặt

Sơ đồ đơn tuyến

Là dạng sơ đồ lắp đặt, trong sơ đồ này đường dây chỉ vẽ một nét và đánh số lượng trong đường dây.

Sơ đồ đơn tuyến

Hướng dẫn kiểm tra các thiết bị điện dân dụng đảm bảo an toàn

Để đảm bảo an toàn cho gia đình và tránh các nguy cơ về điện, việc kiểm tra định kỳ các thiết bị điện dân dụng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là quy trình các bước quan trọng cần thực hiện trong quá trình kiểm tra các thiết bị, vật tư bằng điện:

  • Kiểm tra xem các thiết bị có hiện tượng hư hỏng, dây điện bị mòn hoặc đứt không, vì những dấu hiệu này có thể gây ra chập điện hoặc cháy nổ. Đối với các thiết bị sử dụng lâu năm, hãy kiểm tra xem chúng có bị quá tải không vì việc sử dụng thiết bị vượt quá công suất thiết kế cũng là một nguyên nhân gây nguy hiểm.
  • Nếu phát hiện thiết bị có dấu hiệu bất thường như nóng bất thường, có mùi khét hoặc phát ra tiếng kêu lạ, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và kiểm tra hoặc thay thế. Đặc biệt các thiết bị đặt ở những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm cần được chú ý kỹ lưỡng hơn vì môi trường ẩm ướt có thể làm giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ rò rỉ điện.
  • Ngoài ra, cần kiểm tra tình trạng ổ cắm, phích cắm và các đường dây điện liên quan để đảm bảo không có hiện tượng lỏng lẻo hay oxy hóa, gây mất an toàn.

Việc kiểm tra này nên được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo tất cả các thiết bị điện trong gia đình đều hoạt động an toàn và hiệu quả. Nếu bạn không tự tin về khả năng kiểm tra của mình, hãy tìm đến các dịch vụ sửa chữa điện uy tín để được hỗ trợ.

huong dan kiem tra cac thiet bi dien dan dung

Giá điện dân dụng hiện nay

Về mức giá điện dân dụng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng điện cho sinh hoạt, cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ có sự chênh lệch nhau về giá tiền. Cụ thể dưới đây là giá điện theo Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN:

Giá điện dân dụng sinh hoạt

Hiện nay, có 6 bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt với các tính theo bậc thang lũy tiến được ban hành bởi Bộ Công thương như sau:

  • Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh)
  • Bậc 2: Từ 51 – 100kWh: 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh)
  • Bậc 3: Từ 101 – 200kWh: 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh)
  • Bậc 4: Từ 201 – 300kWh: 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh)
  • Bậc 5: Từ 301 – 400kWh: 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh)
  • Bậc 6: Từ 401kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh)

Lưu ý: Theo quy định, giá tiền điện sinh hoạt phải đảm bảo chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ tốt cho những lao động thu nhập thấp và còn hỗ trợ người dân sử dụng điện tiết kiệm.

Giá điện dân dụng sản xuất

  • Điện áp từ 110kV trở lên: giờ bình thường 1.536 đồng/kWh; giờ thấp điểm 970 đồng/kWh; giờ cao điểm: 2.759 đồng/kWh.
  • Điện áp từ 22kV đến dưới 110kV: giờ bình thường 1.555 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.007 đồng/kWh; giờ cao điểm: 2.871 đồng/kWh.
  • Điện áp từ 6kV đến dưới 22kV: giờ bình thường 1.611 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.044 đồng/kWh; giờ cao điểm: 2.964 đồng/kWh.
  • Điện áp dưới 6kV: giờ bình thường 1.685 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.100 đồng/kWh; giờ cao điểm: 3.076 đồng/kWh.

Giá điện dân dụng kinh doanh

  • Điện áp từ 22kV trở lên: giờ bình thường 2.442 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.361 đồng/kWh; giờ cao điểm: 4.251 đồng/kWh.
  • Điện áp từ 6kV đến dưới 22kV: giờ bình thường 2.629 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.547 đồng/kWh; giờ cao điểm: 4.400 đồng/kWh.
  • Điện áp dưới 6kV: giờ bình thường 2.666 đồng/kWh; giờ thấp điểm 1.622 đồng/kWh; giờ cao điểm: 4.587 đồng/kWh.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về điện dân dụng – nguồn điện được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay. Với sự góp mặt hầu hết trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, hệ thống điện công nghiệp. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ cung cấp được nhiều kiến thức cho bạn.

dinhbang
Tôi có kinh nghiệm về thiết bị công nghiệp,hệ thống hơn 10 năm và tôi muốn chia sẻ các kiến thức, kĩ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu hơn dành cho bạn đọc.

Bài viết liên quan