Hệ thống điện nhẹ là gì? Lợi ích hệ thống mang lại là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Đối với mỗi công trình, bất kể quy mô nhỏ hay lớn đều chia thành 2 phần: phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện bao gồm nhiều hệ thống liên quan, tạo thành một khối hệ thống vận hành hoàn chỉnh cho công trình, tòa nhà. Một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng chính là hệ thống điện nhẹ. Vậy, hệ thống điện này được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây, Tuấn Hưng Phát xin giải đáp chi tiết thắc mắc trên.

Khái quát về hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ (ELV – Extra Low Voltage Systems) là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, dùng để chỉ các hệ thống cần được trang bị trong tòa nhà, bao gồm các thiết bị điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ liên kết với nhau. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 10-20% giá trị dự án), nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) đóng góp quan trọng vào chất lượng của công trình. Bởi vì bản chất của nó là các hệ thống công nghệ liên quan, phục vụ việc quản lý và mang lại tiện ích cho người sử dụng.

Ngày nay, ứng dụng của hệ thống điện nhẹ (ELV) rất đa dạng và phổ biến. Tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của chủ đầu tư mà có thể được trang bị các hệ thống cơ bản như truyền thông, bảo mật thông tin, cảnh báo cháy,…

Lợi ích của hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ mang đến nhiều lợi ích quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, đóng góp vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu cao cấp của con người.

Ví dụ: Hệ thống báo động và camera an ninh tăng cường  bảo vệ cho tòa nhà, giải quyết nhanh chóng các vấn đề vi phạm để đảm bảo cuộc sống an toàn.

Hệ thống báo cháy giúp nhanh chóng phát hiện sự cố, cho phép mọi người thoát ra kịp thời, tránh các hậu quả không mong muốn.

Hệ thống điện thoại và truyền hình trong hệ thống điện nhẹ giúp mọi người cập nhật tin tức và trao đổi thông tin cần thiết một cách thuận tiện.

Có thể thấy, mỗi hệ thống có mặt trong hệ thống điện này đều đóng góp một tác dụng riêng vào tổng thể.

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những thành phần gì?

Hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ bao gồm thành phần gì?

Hệ thống điện nhẹ luôn được sử dụng 24 giờ. Mặc dù giá trị của hệ thống này không lớn, nhưng lợi ích và tính ứng dụng của nó trong cuộc sống là rất quan trọng. Mục tiêu chính của hệ thống này là cung cấp cho con người nhiều tiện ích và sự cần thiết trong cuộc sống. Dưới đây là một số hệ thống điện nhẹ phổ biến được sử dụng nhiều trong thực tế hiện nay:

  • Hệ thống BMS (Building Automation System): tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý, giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa hoạt động của tòa nhà.
  • Hệ thống âm thanh (PA): có chức năng thông báo công cộng, truyền đạt thông tin, tin nhắn và thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Ngoài ra, hệ thống còn phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  • Hệ thống tổng đài điện thoại (PABX): bao gồm tổng đài (PBX), điện thoại duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài và nội bộ.
  • Hệ thống camera giám sát: hệ thống camera CCTV/IPTV quan sát hình ảnh và giám sát an ninh cho công trình.
  • Hệ thống mạng LAN và Internet: kết nối máy tính thông qua thiết bị mạng, phục vụ trao đổi thông tin và kết nối internet.
  • Hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh (CATV, MATV): phát tín hiệu truyền hình từ đài phát hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
  • Hệ thống cảnh báo xâm nhập, cảnh báo cháy (Fire Alarm): là một hệ thống quan trọng và cần thiết được sử dụng trong các tòa nhà. Chức năng của hệ thống này là phát hiện và cảnh báo khi có sự cháy xảy ra trong công trình. Thông thường, hệ thống sẽ được kết hợp với hệ thống Firemen Intercom.
  • Hệ thống bãi xe thông minh iParking: quản lý, giám sát ra vào và chỉ dẫn phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí trong bãi xe tự động. Tùy thuộc vào đặc điểm bãi xe sẽ có các lựa chọn quản lý xe vào ra, tính phí gửi xe và chỉ dẫn vị trí đỗ phù hợp với thiết kế bãi xe.
  • Hệ thống hội nghị truyền hình (Teleconferencing): là một phương pháp trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên cách xa nhau về vị trí địa lý. Trong cuộc hội thảo truyền hình, các thành viên có thể nhìn thấy nhau, trao đổi, bàn luận và chia sẻ dữ liệu (voice, video, data).
  • Hệ thống liên lạc nội bộ: được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Nó cho phép truyền tải thông tin liên lạc bằng âm thanh và hình ảnh.
  • Hệ thống xếp hàng tự động (Queue System): thường được áp dụng tại các bệnh viện, UBND, bán vé máy bay, ngân hàng,… Hệ thống này giúp sắp xếp khách hàng theo một trình tự cụ thể, rõ ràng và tự động.
  • Hệ thống gọi y tá trực: thường được áp dụng tại các bệnh viện để đảm bảo bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ y tá.  Bằng cách nhấn nút đơn giản, bệnh nhân có thể gọi y tá trực để được hỗ trợ ngay lập tức. Hệ thống này cũng cải thiện hiệu quả phục vụ bệnh nhân tại bệnh viện. Ngoài ra, nó cung cấp thống kê thời gian trung bình từ khi nhấn nút cho đến khi bệnh nhân được phục vụ.
  • Hệ thống thẻ đa năng: là phiên bản tiến hóa của hệ thống thẻ từ không cần tiếp xúc. Loại thẻ đa năng này có khả năng lưu trữ thông tin trên bộ nhớ của thẻ. Hệ thống hoạt động độc lập với máy tính và được sử dụng cho việc thanh toán nội bộ, các chức năng liên quan đến tính phí hoặc kiểm soát quyền truy cập trong các khu vực đòi hỏi mức độ bảo mật cao.

Thiết kế hệ thống điện nhẹ theo tiêu chuẩn nào?

Hệ thống điện nhẹ

Thiết kế hệ thống theo tiêu chuẩn nào?

Đối với mỗi công trình, các hệ thống điện nhẹ như mạng LAN, tổng đài, camera, truyền hình cáp,… đều có tiêu chuẩn thiết kế riêng biệt. Do đó, dựa trên yêu cầu dự án và các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ sẽ giúp việc thi công, lắp đặt và xây dựng hệ thống trở nên nhanh chóng, chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng công trình. Khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ (ELV), cần quan tâm đến các tiêu chuẩn sau đây:

  • TCVN 7189:2002 (thay thế TCVN 7189:2002): Thiết bị chuyển mạch Switch
  • TCN 68–153:1995: Cống bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật bưu chính viễn thông.
  • TCN 68160:1996: Cáp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật bưu điện ban hành.
  • TCN 68 172:1998: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật tín hiệu số 2048 kbit/s và tín hiệu đồng bộ 2048 kHz.
  • TIA/EIA 569: Chỉ định cách đi cáp, phân bổ ổ cắm trong công trình.
  • TCN 68:1994: Tiêu chuẩn mạng Viễn thông số Quốc gia.
  • TCVN 7189:2009 (thay thế TCVN 7189:2002): Đồng nhất với mức độ nhiễu tần số của “Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo” và tiêu chuẩn hóa điều kiện làm việc.
  • TCVN 66971:2000 (tương đương IEC 268-1:1985): Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị hệ thống âm thanh.
  • TCVN 3256:1979: An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa.

Bên cạnh các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn của hệ thống điện nhẹ cũng có những tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến mặt thẩm mỹ trong quá trình thi công. Điều này đảm bảo sự phù hợp về vị trí lắp đặt các thiết bị trong không gian của tòa nhà.

==> Ngoài hệ thống vận hành điện nhẹ này, các bạn có thể tìm hiểu thêm hệ thống điện nặng tại đây!

Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ

Bản thiết kế hệ thống như thế nào?

Mặc dù hệ thống điện nhẹ chỉ chiếm 10-20% giá trị tổng công trình nhưng nó cũng đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp các tiện ích về thông tin liên lạc, truyền thông và công nghệ cho không gian kiến trúc và tòa nhà. Hệ thống điện nhẹ có cấu trúc phức tạp, do đó, việc thiết kế bản vẽ hệ thống luôn là một trong những vấn đề mà các kỹ sư quan tâm và đầu tư công phu.

Vai trò chính của bản vẽ trong hệ thống điện nhẹ 

Hệ thống điện nhẹ được xem là một hệ thống công nghệ cao, có cấu trúc phức tạp trong quá trình thi công xây dựng. Hệ thống này bao gồm nhiều thiết bị và vật liệu, yêu cầu tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo chất lượng cho toàn bộ hệ thống. Trước khi thực hiện, các kỹ sư cần tiến hành khảo sát thực tế và đưa ra các phương án lắp đặt tối ưu. Việc xây dựng bản vẽ hệ thống điện nhẹ cũng rất cần thiết để đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thi công.

Nhìn chung, bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ đóng vai trò như kim chỉ nam, giúp đội ngũ thi công tuân thủ phương án đề ra cho từng giai đoạn của hệ thống. Đồng thời, nó cũng là tiêu chuẩn giúp kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện nhẹ một cách nhanh chóng hơn.

Tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhẹ

Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, một bản vẽ hệ thống điện này cần đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chí sau:

  • Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ và chính xác từng chi tiết của hệ thống điện nhẹ. Hơn nữa, cách bố trí mạch điện và dây dẫn phải kết nối chặt chẽ, tương thích với không gian kiến trúc công trình.
  • Bản vẽ phải được trình bày rõ ràng, đánh dấu chính xác và rõ nét các điểm nút, đường dây dẫn. Ngoài ra, các thành phần của hệ thống điện nhẹ cần được phân biệt rõ ràng với các ký hiệu riêng biệt.
  • Bản vẽ cần bám sát và phù hợp với công tác thi công, lắp đặt hệ thống điện nhẹ trên thực tế. Đây được coi là tiêu chí chính của bản vẽ nhằm đánh giá xem bản vẽ có đạt chuẩn mực hay không.

Như vậy, bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ cần đáp ứng cả ba tiêu chí cơ bản trên để đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Ngoài ra, cần xem xét các chi tiết nhỏ trong bản vẽ, tùy thuộc vào phương án thiết kế và tính toán của kỹ sư để thực hiện lắp đặt.

Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ chi tiết

Hệ thống điện nhẹ

Quy trình thi công hệ thống điện như thế nào?

 

Hệ thống điện nhẹ có vai trò quan trọng trong mọi công trình hiện nay. Tuy nhiên quá trình thi công lắp đặt phải tuân thủ đúng kỹ thuật và thực hiện theo hướng dẫn sau đây.

Đi đường ống điện âm tường và âm sàn bê tông

  • Xác định vị trí, chiều dài, chiều rộng đường cắt trên tường theo bản vẽ. Sau đó sử dụng máy cắt theo đường đã đánh dấu.
  • Lắp đặt ống điện và đóng lưới tường đã cắt để tránh tình trạng nứt tường khi tiến hành lắp đặt đường dây điện trong tường.
  • Đối với sàn bê tông, đặt các hộp nối vào vị trí đã được xác định và sử dụng ống điện để kết nối các hộp nối lại với nhau, tạo thành đường dẫn ống dây điện cho thiết bị.
  • Tiến hành kiểm tra đường ống và hộp nối. Lưu ý phải có người giám sát trong quá trình đổ bê tông để tránh tình huống ống bị uốn cong hoặc vỡ nứt.

Lắp hệ thống máng cáp

  • Xác định chiều cao, vị trí lắp giá đỡ máng cáp.
  • Thực hiện gia công giá đỡ và lắp đặt thiết bị vào vị trí đã xác định, với khoảng cách giữa các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
  • Tại vị trí máng cáp xuống tủ nên sử dụng nối ren, không cắt máng bằng thủ công để ghép ở vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng. Cần sử dụng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) được chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xước cáp điện trong máng cáp.
  • Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng có lớp bọc PVC hoặc thanh đồng, tạo thành hệ thống tiếp địa an toàn cho tuyến cáp.
  • Thực hiện lắp đặt và điều chỉnh.

Đi dây điện vào ống dây

  • Xác định độ dài của đoạn dây.
  • Sử dụng dây mồi để kéo dây theo hướng được chỉ định trên bản vẽ.
  • Dây kéo được đánh dấu theo từng tuyến và có mã màu tương ứng.

Kiểm tra, lắp đặt thiết bị điện

  • Kiểm tra xem sợi dây có thông suốt và có bị va chạm trong quá trình kéo dây không.
  • Trước khi lắp thiết bị, cần tiến hành kiểm tra an toàn của dây.
  • Sau khi hoàn thành, cần thực hiện kiểm tra và thử nghiệm vận hành.

Trên đây là một số thông tin về hệ thống điện nhẹ là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.