Van cân bằng

Hiển thị tất cả 2 kết quả

Van cân bằng được ứng dụng rất phổ biến trong các hệ thống, với nhiệm vụ cân bằng áp suất giữa các nhánh đường ống trong cùng một hệ thống. Vì vậy, loại van này thuộc nhóm các loại van bảo vệ – bảo vệ hệ thống. Tại bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý Vị về van cân bằng và những tùy chọn phổ biến của nó mà đơn vị đang lưu kho, phân phối trực tiếp. Quý Vị có thể tham khảo chi tiết sản phẩm tại phần mô tả chi tiết sản phẩm dưới đây hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ lựa chọn, báo giá sản phẩm.

Mô tả chi tiết van cân bằng

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm: “Van cân bằng là gì?”. Van cân bằng là thiết bị van công nghiệp, có tên tiếng Anh là “Balancing valve”. Chúng có vai trò thực hiện cân bằng áp suất, lưu lượng giữa các nhánh đường ống trong cùng một hệ thống. Mục đích tránh xảy ra hiện tượng nhánh đường ống này có lưu chất, nhánh kia thì không; hoặc nhánh có áp suất quá cao, nhánh thì áp suất lại quá thấp. Việc này là cần thiết để các nhánh trong cùng hệ thống đều có áp suất và lưu chất; giúp toàn bộ hệ thống có thể vận hành ổn định.

Van cân bằng

Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát đang nhập khẩu và phân phối trực tiếp hai dòng sản phẩm. Đó là:

  • Van cân bằng tự động
  • Van cân bằng cơ

Cả hai mẫu sản phẩm này đều được ứng dụng rất phổ biến tại các hệ thống điều hòa làm mát bằng nước lạnh, hệ thống HVAC. Vị trí lắp đặt của van cân bằng thường tại đường cung cấp hoặc đường trở về của hệ thống. Điều này nhằm cân bằng áp suất, và tính toán tổn thất áp suất, lưu lượng lưu chất.

Sau đây, Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng dòng van cân bằng nhé! Mời Quý Vị tham khảo để có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống của mình.

Van cân bằng cơ

Van cân bằng cơ hay còn được gọi là van cân bằng tĩnh. Mẫu sản phẩm này được vận hành điều chỉnh bằng tay. Về chi phí, giá thành của van cân bằng cơ thấp hơn van tự động. Song đánh giá trên toàn hệ thống, về cơ bản van cơ lại yêu cầu một số thiết bị hỗ trợ, bổ sung khi lắp đặt để vận hành tốt. Vì vậy, chi phí đầu tư lắp đặt cũng không có sự chênh lệch là mấy. Về tính tiện dụng và hiệu quả vận hành, tính chính xác khi vận hành hệ thống của mẫu van này không được đánh giá cao. Bên cạnh đó, chúng đòi hỏi người vận hành phải trực tiếp điều chỉnh nên sẽ mất thêm chi phí nhân lực. Dưới đây, Chúng tôi là các đặc tính chủ đạo của mẫu van cân bằng cơ này. Từ đó, Quý Vị có thể dễ dàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm hơn.

Các đặc tính của van cân bằng cơ:

  • Chỉ áp dụng độ chênh áp để cân bằng thủy lực bên trong hệ thống đường ống.
  • Van vận hành điều chỉnh áp suất bằng tay. Bộ phận điều chỉnh là núm – tay vặn trên thân van.
  • Không bị bám cặn
  • Có thể kiểm tra độ chênh áp – theo dõi tổn thất áp suất
  • Van có 3 chế độ: mở – xả – đóng
  • Giá thành van cân bằng cơ thấp hơn van tự động khá nhiều.

Van cân bằng tự động

Van cân bằng tự động còn được gọi là van cân bằng động. Mẫu van này có thể hành tự động điều chỉnh, cân bằng áp suất. Trong bối cảnh phát triển công nghệ tự động hóa hiện nay, chúng càng được ưa chuộng. Về mặt chi phí, giá thành, van cân bằng tự động có giá cao hơn khá nhiều so với van cơ. Tuy nhiên, nó lại có ưu điểm nổi bật là độ chính xác cao, không cần các thiết bị bổ trợ. Nên xét toàn diện hệ thống, chi phí van cân bằng tự động cũng không cao hơn van cơ. Quý Vị có thể tham khảo một số đặc tính và đánh giá của van cân bằng tự động dưới đây để hiểu rõ hơn về mẫu sản phẩm này.

Đặc tính van cân bằng tự động

  • Van yêu cầu độ chênh áp từ khoảng 15 đến 30Kpa để có thể vận hành.
  • Khi hoạt động, Van không thể thay đổi ống đệm.
  • Loại van này dễ bị bám cặn bẩn, dẫn đến bị kẹt và độ chính xác khi cân bằng áp suất bị giảm xuống. Vì vậy yêu cầu phải thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh van.
  • Nhược điểm của mẫu van tự động này là khó có thể kiểm tra độ chênh áp do không có chế độ đóng.
  • Không có chức năng điều chỉnh nhiệt độ hệ thống.
  • Ít khả năng cân bằng hệ thống.
  • Không cần thiết bị đo lưu lượng đi kèm.
  • Giá thành cao hơn van cơ.

Thông số kỹ thuật van cân bằng

  • Kích cỡ van: DN15 – DN200
  • Dạng van: tự động – van cơ
  • Chất liệu: Gang, đồng
  • Kiểu kết nối: Lắp ren – lắp bích tiêu chuẩn BS PN16
  • Áp lực làm việc MAX PN16/PN25
  • Nhiệt độ làm việc: -10 đến max 110 độ C
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan
  • Bảo hành: 12 tháng

Ứng dụng van cân bằng trong thực tế

Như đã trình bày ở trên, vai trò chủ yếu của sản phẩm là cân bằng áp suất, lưu lượng giữa các nhánh trong hệ thống. Qua đó giúp lưu chất có thể trải đều toàn bộ hệ thống đường ống. Vậy, van cân bằng được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Ứng dụng của van cân bằng

Van cân bằng dạng cơ chủ yếu được ứng dụng trong các hệ thống sưởi hoặc làm mát bằng chất lỏng. Các hệ thống này yêu cầu chất lỏng này phải được lưu thông ổn định, đều qua các giàn điều hòa. Như vậy mới có thể tối ưu được hiệu quả điều hòa nhiệt độ của hệ thống sưởi hoặc hệ thống làm mát.

Ứng dụng trong thực tiễn của van cân bằng tự động chủ yếu tại các hệ thống cấp nước tòa nhà, khu dân cư. Trong các hệ thống này thường phân chia ra các nhánh nhỏ cho từng mặt sàn tòa nhà, cụm dân cư. Với mô hình như vậy sẽ dẫn đến tầng hay cụm cư dân gần nguồn hơn sẽ có áp suất lớn, lưu lượng nước cũng lớn. Trong khi các cụm cư dân ở khoảng cách xa thì áp suất nước rất yếu, lưu lượng nước cũng ít đi thậm chí là không thể sử dụng. Để khắc phục tình trạng khu vực thì áp suất quá mạnh, khu vực thì không có, người ta sẽ sử dụng van cân bằng tự động. Bên cạnh đó, sản phẩm van này cũng có thể áp dụng trong các hệ thống công nghiệp khác nhau.

>> Quý Vị quan tâm các loại van công nghiệp khác của chúng tôi

Lắp đặt van cân bằng cần lưu ý những gì?

Bài viết đã giới về các loại van cân bằng và các ứng dụng của nó. Và bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu lắp đặt van cân bằng như thế nào? Cần lưu ý những gì khi lắp đặt van cân bằng. Thực tế, chúng tôi không nhiều kinh nghiệm hiện trường như các bạn trực tiếp thi công. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra một số lưu ý khi lắp đặt van mà nhà sản xuất khuyến cáo. Mời Quý Vị cùng tham khảo nhé!

Lưu ý khi lắp đặt van cân bằng

  • Đầu tiên, Quý vị cần lưu ý về áp suất tối thiểu cần thiết là bao nhiêu? Áp suất quá nhỏ, van cân bằng sẽ không thể vận hành được.
  • Lưu lượng lưu chất lưu thông tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 30% lưu lượng tối đa. Với lưu lượng như vậy mới có thể đảm bảo van vận hành an toàn, ổn định.
  • Khi cài đặt van cân bằng phải căn cứ theo lưu lượng thực của hệ thống
  • Van thường được lắp đặt tại các vị trí đầu nguồn cung cấp hoặc trở về của hệ thống
  • Lựa chọn sản phẩm van phải phù hợp với hệ thống về tất cả các yếu tố như: kích cỡ, chất liệu, kiểu dáng, kiểu kết nối. Nếu Quý Vị chưa có sự lựa chọn thích hợp, thì nên liên hệ với nhà cung cấp để nhận tư vấn, hỗ trợ về sản phẩm tối ưu nhất.
  • Thực hiện lắp đặt phải tuần tự, không nên nóng vội mà làm tắt các quy trình.
  • Vận hành thử hệ thống và đánh giá hiệu suất vận hành của van cũng như toàn hệ thống.

Tổng kết

Trên đây, Tuấn Hưng Phát đã giới thiệu khá chi tiết về sản phẩm van cân bằng; ứng dụng thực tiễn của cả hai mẫu van cân bằng; và những lưu ý khi lắp đặt. Nếu Quý Vị đang tìm hiểu về sản phẩm này, hay có nhu cầu tìm mua vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi. Chúng tôi luôn hân hạnh được hỗ trợ tư vấn, báo giá sản phẩm 24/7. Bên cạnh đó, sản phẩm luôn có sẵn tại kho hàng Tuấn Hưng Phát, Quý Vị có thể đăng ký tham quan xem hàng mẫu trước khi quyết định mua hàng.

Chat Zalo
Chat facebook