Cách tính áp lực nước trong đường ống

Rate this post

Cách tính áp lực nước trong đường ống

Khi bạn thiết kế hệ thống đường ống nước thì có rất nhiều yếu tố kỹ thuật được tính toán đến nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng như tính an toàn. Có rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng không thể không kể đến áp suất trong đường ống. Yếu tố này nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống đường ống. Nếu quá cao khiến đường ống có thể gặp rắc rối.

ap-luc-duong-ong

Áp suất nước được tính theo chiều cao cột nước, cụ thể là độ chênh lệch của hai mực:

Mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất trong hệ thống ống dẫn

Bạn có thể theo một cách tính tương đối như sau: 10 mét chênh lệch chiều cao mực nước thì tương ứng với 1 bar. Thông thường, áp suất được chọn để tính cho hệ thống là áp suất cao nhất có thể trong quá trình sử dụng.

Mình lấy ví dụ như này

Nhà bạn gồm có 10 tầng, bạn cần bơm nước từ mặt đất lên bồn chứa nước đặt trên sân thượng. Chiều cao của mực nước trong bồn khi đầy cách mặt đất nơi đặt máy bơm là khoảng 40 mét. Bạn có thể tính như sau:

  • Chênh lệch chiều cao cột nước: h=40m tương đương áp suất trong hệ thống: Ph= 4bar (vì theo bên trên 10m chênh lệch tương đương 1 bar)
  • Để có thể bơm nước từ mặt đất lên bồn chứa, bạn cần có 1 bơm tạo được áp là: Pb > Ph , tức là: Pb > 4bar. Giả sử, bạn chọn bơm có Pb = 4bar (tương đương chiều cao đẩy là 40 mét).
  • Như vậy, hệ thống ống dẫn phải chịu được áp làm việc là: Plv > Pb , hay Plv > 4 bar.
  • Ở nhiệt độ môi trường thông thường tại Việt Nam là: 350C, bạn nên chọn ống có Áp suất làm việc danh nghĩa (PN) là: PNo = Plv / K

K: Hệ số giảm áp, được chọn theo Catalogue Bình Minh. Tại nhiệt độ 350C, K=0,8.

Do đó, PNo = 2.5 / 0.8 = ~ 5 bar

Kết luận: Bạn nên chọn ống có PN ≥ 5 bar.

Tiêu chuẩn thử áp lực đường ống cấp nước

Với công tác thử áp lực đường ống sẽ có yêu cầu chung trong việc thử áp lực đường ống nước như sau

  • Chiều dài đoạn thử từ 500m đến 1500m. Đoạn thử lắp đặt ống nước phải hoàn chỉnh kể cả gối đỡ và hố van, bêtông và vữa phải đảm bảo theo thiết kế.
  • Áp lực thử = 1,5 lần áp lực làm việc tối đa Ptest = 1,5Pw.
  • Ống phải dọn vệ sinh sạch sẽ và phải được kiểm tra trước khi bơm nước thử áp.

Vật dụng, dụng cụ cần chuẩn bị khi tiến hành thử áp lực

– Việc kiểm tra hở, sửa chữa gioăng, mối nối khi áp lực thử hạ dưới mức nguy hiểm (2kg/cm2).
– Thiết bị và vật thử áp:
+ 02 bơm nước bơm ly tâm công suất 60-100m3/h.
+ 01 bơm thử áp bằng pittton có thể tăng được 12kg/cm2.
+ Thùng định lượng chứa 200-500lít.
+ 02 đồng hồ áp lực được kiểm định.
+ 02 bích đặc + gioăng cao DN (1500-1800).
+ 06 kích 100T, 70 cục bêtông 2x1x1 làm hố thế (mỗi đầu 35 cục có thể thử áp lên đến 9kg/cm2), 02 cánh phai thép kích thước 5x5m dầy 2,5cm có hộp gân gia cường và nhiều vật tư khác như: thép đệm, bao tải cát, ống kẽm, ….

Các bước tiến hành thử áp lực đường ống nước

Tuỳ từng đoạn ống làm việc mà tiến hành thử áp lực ở các chế độ thử khác nhau: 2-4-6kg/cm2, 3-6-9 kg/cm2. Về nguyên tắc thử và quy trình thử đều giống nhau.

Xin giới thiệu quy trình thử áp lực ở chế độ 3-6-9kg/cm2 ống có đường kính DN 1600mm.

+ Lắp đặt phụ kiện thiết bị trước khi đưa vào thử áp.

+ Lắp đặt bu, bích bằng thép bịt đầu ống, thử áp lực giữa bu và ống 9kg/cm2.

+ Đào hố thế đặt cục bê tông phản áp, lắp đặt cánh phai dàn tải, đặt 03 kích thuỷ lực dàn tải trên cánh phai thép (2 đầu 6 kích).

+ Hoàn thiện sàn thao tác, đầm hố thế, tăng kích, lắp đặt van xả khí, đồng hồ đo áp lực.

Các bước thử áp lực đường ống nước

Bước 1: Bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống thử áp và đường ống nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất để cho kết quả chính xác nhất.

Bước 2: Bơm nước vào đường ống và ngâm 24h để các gioăng nở dãn ra, nước bơm phải sạch, trong quá trình ngâm phải thường xuyên xả khí và bơm bổ sung.

Bước 3: Tăng áp lên đến 3kg/cm2, khi tăng áp phải thường xuyên xả khí tăng kích kiểm tra đồng hồ áp lực kiểm tra hố thế…để áp lực 3kg/cm2 30 phút, theo dõi đồng hồ nếu đồng hồ không giảm hoặc giảm ít hơn 0,2kg/cm2 thì thực hiện bước 4 nếu giảm nhiều hơn 0,2 thì trở về bước 1.

Bước 4: Tăng áp lên 6kg/cm2 khi áp lực đạt ổn định 6kg/cm2 thì dừng bơm, trong giai đoạn này áp lực có thể giảm do co giãn nhiệt phải bơm bổ sung hoặc giữ theo thực tế theo dõi. Để áp lực 2h. Lượng nước bù không được lớn hơn lượng nước tính theo công thức dưới đây.

Bước 5: Tăng áp lên 9kg/cm2 để áp lực này trong vòng 30p. Sau 30p nếu áp lực chỉ giảm không quá 0,5kg/cm2 thì co như đạt và tiếp tục bước 6. Nếu không đạt quay lại bước 1.

Bước 6: Giảm áp từ 9kg/cm2 về 6kg/cm2 và để áp lực trong 2h nếu áp lực không giảm hoặc giảm ít không quá 0,2kg/cm2 thì hạ áp lực hoàn toàn nếu giảm nhiều thì quay lại bước 5.

Bước 7: Xả nước ra khỏi ống, tháo rỡ các thiết bị, dụng cụ thử áp.

Để điều khiển áp lực trong đường ống, người ta thường sử dụng các loại van điều khiển khí nén. Các dòng van này đang được Tuấn Hưng Phát phân phối.

Nếu bạn đang tìm kiếm những dòng van điều khiển khí nén cho đường ống hoặc hệ thống chứa khí nén của mình, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn. Ngoài ra, chúng tôi còn phân phối các sản phẩm van công nghiệp như: van bướm điều khiển bằng điện, van bướm điều khiển khí nén, van cổng, van an toàn,…sử dụng phổ biến trong các hệ thống nông nghiệp, công nghiệp.

Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát

Hotline: 0988103366

Email: tuanceo@tuanhungphat.vn

VPGD: Số 11 LK37, KĐT Phú Lương mới, Hà Đông, Hà Nội

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.